Vinagame tiếp tục không chia cổ tức, mở rộng ngành nghề để phát triển IoT

Liên tiếp các năm trở lại đây, CTCP VNG (Vinagame) dù đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhưng Vinagame không chi một đồng cổ tức cho các cổ đông. Dù vậy, có những thông tin gần đây cho rằng giá cổ phiếu VNG được định giá 542.000 đồng/cp.

Năm 2015 tiếp tục không chia cổ tức, phấn đấu doanh thu 3.000 tỷ

Trong năm 2015, CTCP VNG (Vinagame), một trong số các tập đoàn phát hành game số một tại Việt Nam, thu về 231 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 16% so với năm trước. Tuy nhiên, VNG đã đề nghị ĐHĐCĐ thông qua phương án không chia cổ tức. Từ năm 2012 đến nay, VNG đã liên tục không chi trả cổ tức cho cổ đông. Lý do được công ty đưa ra là do nhu cầu tái đầu tư vào sản phẩm chiến lược.

Không trả cổ tức, cũng không giao dịch trên sàn UPCoM hay các sàn niêm yết của Việt Nam nhưng vào cuối năm, có những thông tin cho rằng VNG đang lên kế hoạch mua lại cổ phiếu VNG với giá mua dự kiến 542.000 đồng/cổ phần.

Thực tế, ĐHĐCĐ Vinagame năm 2014 đã thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ. Theo đó, công ty sẽ phát hành lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư tiềm năng hoặc hủy bỏ cổ phiếu quỹ và giảm vốn điều lệ hoặc cách thức khác phủ hợp. Tuy nhiên, do quy định của nhà nước chưa thuận lợi để tiến hành nên chưa thực hiện trong giai đoạn 2014-2015. Giá mua lại cổ phiếu chưa từng được VNG công bố trước đó.

VNG đã xin ý kiến cổ đông để HĐQT xem xét việc phê duyệt kế hoạch xử lý cổ phiếu quỹ để HĐQT chủ động tiến hành kế hoạch khi có các yếu tố thuận lợi.

Vinagame đặt mục tiêu doanh thu năm 2016 đạt 2.582 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2015 và lợi nhuận trước thuế đạt 361 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.

VNG đã đề xuất ông Minh tiếp tục kiêm nhiệm hai vị trí đầu tàu của Vinagame. Tờ trình này nói ra với vai trò là người sáng lập chính của công ty, ông Minh giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của VNG. "Ông đã chèo lái công ty trở nên lớn mạnh với doanh thu vượt 100 triệu USD mỗi năm và đa dạng hoá ngành nghề”, VNG cho biết.

Theo thông tin cập nhật đến tháng 4/2013, ông Lê Hồng Minh, người sáng lập chính đồng thời kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNG là cổ đông sở hữu 21,4% vốn điều lệ VNG.

Bổ sung hàng loạt ngành nghề mới, phát triển phòng IoT

Theo tờ trình gửi tới các cổ đông, VNG cho biết do sự phát triển của phòng IoT (Internet of Things) trong lĩnh vực ngành nghề mới, HĐQT đã xem xét và thông qua việc bổ sung thêm 7 ngành nghề kinh doanh mới.

Cụ thể, VNG dự kiến thêm ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, sản xuất thiết bị truyền thông, đồ điện dân dụng. Đặc biệt, ông lớn ngành game này còn dự định phân phối, bán lẻ vi tính, thiết bị ngoại vi, truyền thông, phần mềm tại các cửa hàng chuyên doanh.

vinagame 1

Bên cạnh đó, VNG cũng dự kiến thực hiện phát hành thêm cổ phiếu ESOP theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ và UBCKNN thông qua tại văn bản số 3353/UBCK-QLPH về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động ngày 28/06/2013. Trong đó 215.274 cp sẽ được bán với giá 10.000 đồng/cp và còn lại 307.142 cổ phiếu bán với giá 20.000 đồng/cp trong năm 2016.

Kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP của Vinagame từ 2013-2020

vinagame 2

Theo NDH

 
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video