Vietjet nhận được khoản tài trợ vốn hơn 1,2 tỷ USD từ đối tác Nhật, Pháp

Khoản vốn này được cung cấp theo hình thức thuê tài chính để Vietjet sở hữu 10 tàu bay.

[caption id="attachment_108769" align="aligncenter" width="650"] Ông Đinh Việt Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet (hàng đầu, giữa) trao đổi văn kiện thoả thuận tài trợ vốn phát triển đội tàu bay với các đối tác Nhật Bản[/caption]

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đại diện lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Nhật Bản, Hãng hàng không Vietjet và Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (MUL), thuộc Tập đoàn Tài chính ngân hàng hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) và Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) đã ký kết và trao Bản thoả thuận cung cấp tài chính cho 5 tàu bay mới của Vietjet với tổng giá trị 614 triệu USD theo giá công bố của nhà sản xuất.

Đồng thời, Vietjet, Ngân hàng Natixis (Pháp) và các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã ký kết hợp đồng khung về cung cấp tài chính cho 5 tàu bay mới khác của hãng trị giá 625 triệu USD.

Đây là những khoản vốn được cung cấp cho Vietjet theo hình thức thuê tài chính để Vietjet sở hữu tàu bay.

Các tàu mới này thuộc gói đặt hàng tàu bay mới và hiện đại của Vietjet với Airbus, trong đó bao gồm loại tàu A321neo được trang bị động cơ thế hệ mới nhất với cải tiến về khí động lực và khoang hành khách. Động cơ mới giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu tới 16% trong thời gian đầu và sẽ lên đến 20% trong năm 2020. Động cơ này còn giúp tiết giảm tới 75% tiếng ồn và 50% lượng khí thải ra môi trường.

Vietjet sẽ đưa các tàu bay ký kết hôm nay vào khai thác ngay trong năm 2018 và đầu năm 2019.

Ông Đinh Việt Phương, Phó tổng Giám đốc Vietjet cho biết, các thỏa thuận về tài chính quan trọng lần này khẳng định sự tin tưởng của các định chế tài chính hàng đầu của Nhật Bản đối với Vietjet trong khi hãng sắp khai thác các đường bay mới tới đất nước này. Bên cạnh đó, các thoả thuận này sẽ đóng góp một phần quan trọng vào kế hoạch phát triển đội tàu bay và mở rộng mạng đường bay của hãng trong thời gian tới, giúp kết nối nhiều đường bay hơn nữa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video