VietinBank được "cởi trói" 20 triệu cổ phần Cảng Sài Gòn

Gần 20 triệu cổ phần Cảng Sài Gòn của Vietinbank đã chính thức có thể chuyển nhượng. Chủ trương chuyển nhượng cổ phần tại hai doanh nghiệp Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng của của VietinBank cũng đã được ngân hàng này đề cập trước đó.

co-phan-cang-sai-gon

Ngày 24/10/2016, CTCP Cảng Sài Gòn vừa cho biết đã nhận được công văn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam - Chi nhánh TP. HCM về việc thực hiện điều chỉnh loại chứng khoán từ chuyển nhượng có điều kiện sang chuyển nhượng tự do đối với số cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông chiến lược Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).

Việc điều chỉnh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2016. Như vậy, toàn bộ 19.616.627 cổ phần SGP của Cảng Sài Gòn do VietinBank nắm giữ đã có thể chuyển nhượng tự do.

Cảng Sài Gòn được cổ phần hóa vào giữa năm 2015, Vinalines vẫn nắm giữ 64% vốn. Cùng với Vingroup, hai ngân hàng cùng tham gia mua và trở thành cổ đông chiến lược.

Theo quy định khi thực hiện cổ phần hóa, cổ đông chiến lược phải nắm giữ vốn trong thời hạn tối thiểu 5 năm. Tuy nhiên, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của Cảng Sài Gòn, cả hai cổ đông chiến lược của SGP khi cảng này cổ phần hóa gồm VPBank và Vietinbank đều xin thoái toàn bộ vốn và được cổ đông chấp nhận.

Tháng 8/2016, VietinBank đã thông qua Hợp đồng tư vấn thoái vốn và Hợp đồng ủy quyền đặt lệnh giao dịch với Vietinbank Sc (CTS) nhằm chuyển nhượng khoản đầu tư tài chính của Vietinbank tại hai doanh nghiệp cảng biển Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video