Vietinbank cho Hòa Phát Dung Quất vay 10.000 tỷ đồng

Gói vay kéo dài trong 7 năm với lãi suất ưu đãi.

Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG), ngày 3/3/2017, Tập đoàn Hòa Phát và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng, tài trợ vốn cho dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Theo đó, VietinBank cam kết cung cấp nguồn vốn với giá trị hạn mức lên tới 10.000 tỷ đồng, kéo dài trong 7 năm với lãi suất ưu đãi. Bà Phạm Thị Kim Oanh – Giám đốc tài chính Tập đoàn Hòa Phát cho biết, với lịch sử tín dụng và thanh khoản tốt, tiềm lực tài chính mạnh, cộng với năng lực đầu tư, vận hành dự án quy mô lớn đã được khẳng định hàng chục năm qua, Ngân hàng Công thương Việt Nam và nhiều ngân hàng lớn khác đều sẵn sàng cho Hòa Phát vay vốn triển khai dự án chiến lược trong lĩnh vực thép tại tỉnh Quảng Ngãi.

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất được triển khai tại KCN phía Đông, Khu kinh tế Dung Quất, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi do Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất làm chủ đầu tư.

Với công suất 4 triệu tấn/năm, Dự án có tổng mức đầu tư 52.000 tỷ đồng trong đó vốn cố định 40.000 tỷ đồng và vốn lưu động 12.000 tỷ đồng được chia đều làm 02 giai đoạn. Về cơ cấu nguồn vốn cố định phục vụ dự án, ngoài 20.000 tỷ vốn tự có, Hòa Phát sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng và nguồn khác là 20.000 tỷ đồng. Với hợp đồng cho vay của VietinBank, Hòa Phát đã cơ bản thu xếp song nguồn vốn phục vụ giai đoạn 1 của dự án lớn nhất trong lĩnh vực thép của Tập đoàn tại Dung Quất.

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất được bắt đầu triển khai từ tháng 2/2017, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019, nâng tổng công suất thép của Hòa Phát từ 2 triệu tấn hiện nay lên 6 triệu tấn/năm, trong đó có 2 triệu tấn thép cuộn cán nóng, 3 triệu tấn thép xây dựng và trên 1 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao (làm thép rút dây, thép lõi que hàn…).

Theo Trí thức trẻ/HPG

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video