VIDON (VID): 6 tháng lãi 107 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch cả năm 2017

Riêng quý 2, VIDON (VID) lãi ròng gần 12 tỷ đồng cao gấp 4,4 lần cùng kỳ 2016 trong đó có một phần nguyên nhân là do được BIDV miễn giảm lãi vay quá hạn.

CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông (Vidon – mã chứng khoán VID) đã công bố BCTC quý 2/2017. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 128,8 tỷ đồng tăng mạnh so với con số hơn 19 tỷ đồng cùng kỳ, do giá vốn cũng tăng cao nên lợi nhuận gộp đạt 7,5 tỷ đồng tăng 61% so với cùng kỳ 2016. Trong kỳ biến động của hoạt động tài chính đã đóng góp đáng kể vào tình hình kinh doanh của công ty, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt hơn 2 tỷ đồng tăng mạnh so với cùng kỳ trong khi đó chi phí của hoạt động này ghi âm gần 4 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước chi phí tài chính lên tới 11,6 tỷ đồng.

Ngoài ra VID còn có thêm 5,4 tỷ đồng lãi từ hoạt động LDLK và gần 3 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác nên kết quả VID lãi ròng gần 12 tỷ đồng cao gấp 4,4 lần cùng kỳ 2016.

Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do từ đầu năm 2017 công ty đã chuyển đổi lĩnh vực hoạt động, phần lớn là đầu tư vốn và quản lý nguồn vốn từ các công ty thành viên. Cùng với hoạt động kinh doanh thương mại ngành giấy khá hiệu quả, công ty đã mang về doanh số hợp nhất trong kỳ tương đương 121 tỷ đồng. Bênh cạnh đó trong kỳ công ty đầu tư ngắn hạn gửi tiết kiện ngân hàng từ số dư khoản tiền thoái vốn trong quý 1 và ghi nhận lãi là 2 tỷ đồng. Ngoài ra qua thời gian đàm phán về khoản nợ lãi vay quá hạn với tổ chức tín dụng Ngân hàng BIDV, trong kỳ công ty mẹ đã tất toán hết khoản vay và được ngân hàng đồng ý miễn giảm khoản lãi vay quá hạn giúp công ty ghi nhận lại khoản thu nhập tương đương 2,7 tỷ đồng (là khoản chi phí lãi vay công ty đã trích từ các kỳ trước).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, VID đạt 225,6 tỷ đồng doanh thu thuần cao gấp 8,7 lần cùng kỳ, LNST đạt 107 tỷ đồng tăng mạnh so với con số gần 2 tỷ đồng của nửa đầu năm 2016 tương đương EPS 6 tháng đạt 4.195 đồng.

Được biết, kế hoạch năm 2017, Vidon đặt mục tiêu tổng doanh thu và thu nhập đạt 330 tỷ đồng, tăng 277% so với thực hiện năm 2016; lợi nhuận sau thuế ước đạt 96 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 5,8 lần lợi nhuận đạt được năm 2016. Đồng thời phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ từ 15-20%. Như vậy kết thúc nửa đầu năm 2017, VID đã hoàn thành được 68,3% kế hoạch doanh thu và vượt 11,5% kế hoạch LNST.

Hiện cổ phiếu VID vẫn đang nằm trong diện cảnh báo do Công ty kiểm toán đưa ra kết luận ngoại trừ liên quan vấn đề các khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn, có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của VID. Tính đến 30/6/2017, VID đang có tới 3 khoản mục phải trích lập dự phòng lớn trong đó có hơn 32 tỷ đồng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, gần 10 tỷ đồng dự phòng hàng tồn kho và hơn 35 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dài hạn trong đó đáng chú ý công ty đã ghi nhận hơn 58 tỷ đồng nợ xấu và các khoản thu này là hoàn toàn không có khả năng thu hồi trong đó lớn nhất là 48 tỷ đồng từ CTCP TM Toàn Lực. Đối với hàng tồn kho, hiện công ty có hơn 41 tỷ đồng hàng tồn kho tăng 52% so với đầu kỳ trong đó chủ yếu hàng hóa và được công ty trích lập dự phòng tới hơn 7 tỷ đồng cho khoản mục này.

Trên thị trường cổ phiếu VID của công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, từ mức giá 4.100 đ/CP hồi đầu năm tăng lên mức 8.500 đ/Cp trong phiên giao dịch ngày 28/7, tương ứng mức tăng trưởng 107%.

Theo InfoNet/HSX

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video