Vàng chịu áp lực giảm, USD tự do vượt 23.500 đồng

Giá vàng thế giới khiến nhà đầu tư 'đau tim' khi giảm xuống mức 1.810 USD/ounce ngay phiên đầu tuần, sau đó phục hồi lên mức 1.833,8 USD/ounce lúc 16h hôm nay 18-1.

Vàng chịu áp lực giảm, USD tự do vượt 23.500 đồng - Ảnh 1.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn 5,25 triệu đồng/lượng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Với mức giá hiện nay, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 51,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới chịu sức ép giảm giá do nhà đầu tư tăng mức nắm giữ đồng USD trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tăng mạnh, nguy cơ gói kích cầu mới của Tổng thống đắc cử Joe Biden bị trì hoãn.

Theo các chuyên gia, thị trường vàng đang bị kẹt giữa việc mua vì mục đích dài hạn bởi dự báo lạm phát sẽ tăng cùng với các chương trình kích thích kinh tế, nhưng lại phải bán trong ngắn hạn khi USD tăng trở lại và lo ngại gia tăng rằng những chương trình kích thích sẽ giảm dần. Do vậy giới đầu tư không mấy lạc quan về thị trường vàng trong những ngày tới.

Trong nước, chiều nay giá bán vàng miếng SJC tại Công ty SJC và Công ty PNJ đồng loạt ở mức 56,45 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán giảm còn 550.000 đồng/lượng. 

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn 5,25 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này cao hơn gấp đôi so với thời điểm thông thường dù sức mua trên thị trường không tăng.

Mức chênh lệch "khủng" này đã kích thích giá USD tự do tăng liên tục trong những ngày qua. Chiều nay, giá bán USD tự do đã lên mức 23.540 đồng/USD trong khi giá mua USD ở mức 23.480 đồng/USD.

So với giá bán USD tại ngân hàng là 23.160 đồng/USD, giá USD tại thị trường tự do đang cao hơn 380 đồng/USD ở chiều bán và cao hơn đến 530 đồng/USD ở chiều mua vào. Đây cũng là mức chênh lệch kỷ lục trong vòng một năm trở lại.

Theo Tuổi Trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video