Từng là doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản, Anvifish giờ đây đang phải "cõng" khoản lỗ lũy kế 1.700 tỷ

Anvifish (AVF) công bố khoản lỗ 448 tỷ đồng trong quý 3/2016 - Đánh dấu quý thứ 11 liên tiếp kinh doanh không có lãi.

ca tra-Anvifish

CTCP Việt An (UpCOM: AVF) công bố BCTC quý 3/2016 với mức lỗ nặng lên tới gần 448 tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 38 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, lãi gộp đạt 7,5 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần cùng kỳ 2015. Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính không đáng kể trong khi chi phí của hoạt động này vẫn ở mức cao với 21,56 tỷ đồng trong đó toàn bộ là chi phí lãi vay. Sau khi trừ chi phí bán hàng và chi phí QLDN AVF lỗ thuần 17,26 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng lỗ thuần gần 29 tỷ đồng. Đáng chú ý, hoạt động khác trong kỳ gánh khoản lỗ lên tới 430 tỷ đồng khiến AVF lỗ ròng gần 448 tỷ đồng – Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong 5 quý qua, kể từ quý 4/2014 và là quý thua lỗ thứ 11 liên tiếp của doanh nghiệp này. Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lỗ nặng là do công ty thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ niên ngày 12/08/2016 về việc kết chuyển khoản mục tài sản thiếu chờ xử lý vào chi phí phát sinh trong kỳ. Theo đó, tài sản thiếu chờ xử lý có giá trị 431 tỷ đồng đã được kết chuyển thành chi phí khác, từ đó làm cho AVF lỗ nặng. Được biết, khoản tài sản thiếu chờ xử lý của AVF phát sinh từ quý 4/2014. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, AVF đạt 98 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ ròng gần 500 tỷ đồng. Năm 2016, AVF đặt mục tiêu tiếp tục gia công cho đơn vị đối tác cùng ngành với sản lượng bình quân là 130 – 140 tấn nguyên liệu mỗi ngày tạo ra doanh thu cho cả năm ước đạt 150 tỷ đồng; Thực hiện thành công đề án tái cấu trúc công ty; Đàm phán, cơ cấu nợ vay ngân hàng, xử lý công nợ tiền cá tra nguyên liệu của bà con nông dân và các nhà cung cấp. Tuy nhiên đến thời điểm này có thể thấy những nỗ lực của công ty vẫn chưa được hiện thực hóa. Tính đến 30/9/2016, AVF vẫn còn tồn đọng khoản phải thu khác 325 tỷ đồng chưa được trích lập dự phòng. Tổng nợ phải trả công ty hơn 1.670 tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn hơn 1.017 tỷ đồng còn vốn chủ sở hữu thì lại âm 1.237 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/9/2016 lên đến gần 1.700 tỷ.

AVF vay

Anvifish từng có thời gian là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của công ty đột ngột sa sút từ năm 2014 với khoản lỗ 912 tỷ đồng và thua lỗ triền miên cho đến nay. Cổ phiếu AVF đã bị hủy niêm yết và chuyển sang giao dịch trên sàn UpCOM. Hiện tại AVF đang được giao dịch èo uột tại UpCOM với mức giá 400 đồng/CP.

Theo InfoNet/HNX

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video