TP.HCM - Cần cơ chế đặc thù cho đường sắt đô thị

Không bao lâu nữa, “giấc mơ” về một tuyến tàu điện ngầm (Metro) có sức chở lớn và hiện đại của người dân TPHCM sẽ trở thành hiện thực khi tiến độ tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang trong giai đoạn nước rút.

Thế nhưng, để có cả mạng lưới đường sắt đô thị kết nối với các loại hình vận tải khác trong tương lai không hề dễ, thực tế chính quyền TP hiện gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Xương sống của hệ thống đang dần hoàn thành Tương lai các tuyến Metro sẽ đóng vai trò là xương sống trong hệ thống giao thông đô thị TPHCM. Điều này được kỳ vọng lớn trong bối cảnh bùng phát khó kiểm soát của các phương tiện cá nhân, khiến ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là vào giờ cao điểm, chỉ cần một sự cố nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giao thông, làm cho việc di chuyển hết sức khó khăn. Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (BQLĐSĐT), đến nay dự án xây dựng tuyến Metro số 1 (có tổng chiều dài gần 20km) đang dần hoàn thiện. Cụ thể, 5 gói thầu chính gồm: CP1a (đoạn ngầm ga Bến Thành - ga Nhà hát TP, dài 515m) đang thi công tường vây và một số hạng mục phụ trợ; CP1b (đoạn ngầm ga Nhà hát TP - ga Ba Son, dài 1.745m) đạt hơn 40%; CP2 (ga Ba Son - Depot Long Bình, dài 17,1km) đạt hơn 65%; CP3 (đầu máy toa xe, đường ray, bảo dưỡng) đạt hơn 12%; CP4 (hệ thống công nghệ thông tin cho văn phòng vận hành và bảo dưỡng) dự kiến triển khai thiết kế kỹ thuật trong năm nay. Trao đổi với ĐTTC, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng BQLĐSĐT, cho hay tuyến đường sẽ đóng vai trò là mạch máu giao thông của một đô thị hiện đại, góp phần vào việc phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội của TP, đồng thời mang lại hiệu quả lớn cho mục tiêu phát triển giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. Là một loại hình thức vận chuyến khối lượng lớn, tuyến Metro số 1 dự kiến sẽ đáp ứng gần 200.000 lượt hành khách/ngày. Ngoài ra, ông Quang tin việc phát triển các tuyến Metro sẽ tạo ra một cơ hội mới trong việc chỉnh trang đô thị với mô hình phát triển định hướng giao thông công cộng. Khi hạ tầng giao thông phát triển, chắc chắn các hạ tầng dịch vụ và hoạt động dân sinh sẽ phát triển theo, tạo ra những tác động khác nhau lên khu vực xung quanh ga như hình thành các cao ốc, khu vực kinh doanh dọc tuyến, quảng trường trước nhà ga… Cần tạo cơ chế mở Tuy nhiên, đối với quá trình thực hiện các dự án tạo thành mạng lưới tiếp theo, BQLĐSĐT cho hay công tác triển khai gặp không ít khó khăn. Bởi việc thay đổi phạm vi điều chỉnh của pháp luật liên quan, dẫn đến chậm trễ trong triển khai dự án. Đơn cử, dự án tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) đã có sự cam kết tài trợ và đã được BQLĐSĐT trình UBND TP phê duyệt vào cuối năm 2014, nhưng theo quy định của Luật Đầu tư công, dự án này thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia (vốn đầu tư công trên 10.000 tỷ đồng), nên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, đồng nghĩa việc triển khai chậm lại. Bên cạnh đó, các dự án gặp vướng mắc do nguyên nhân khác như chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng; di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật; độ trễ trong chính sách khi áp dụng... Mặt khác, trong bối cảnh nợ công tăng cao, việc huy động nguồn vốn ODA cũng như cân đối vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng ngày càng khó khăn.
[caption id="attachment_52342" align="aligncenter" width="500"] Trục Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đang dần hình thành. Ảnh chụp tại đoạn băng qua sông Sài Gòn (giao giữa quận 2 với Bình Thạnh). Ảnh: LAN ANH[/caption]

Để các dự án thi công đúng kế hoạch, BQLĐSĐT kiến nghị 2 nhóm giải pháp. Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng nhằm hài hòa với thủ tục của các nhà tài trợ để không xảy ra xung đột và phải tốn nhiều thời gian giải quyết. Đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức và bộ đơn giá có liên quan đến công tác xây dựng, vận hành - khai thác, bảo trì - bảo dưỡng và an toàn hệ thống.

Thứ 2, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm đảm bảo kế hoạch vốn ODA cho các dự án Metro trong các năm tiếp theo. Mặt khác, đề nghị phân cấp cho BQLĐSĐT chức năng quản lý nhà nước về đầu tư.

Cụ thể, tiếp nhận đầu tư các hạng mục, dự án liên quan; thẩm định đề xuất dự án của các nhà đầu tư về đầu tư các hạng mục, dự án liên quan và tham mưu UBND TP xem xét, phê duyệt; ban hành cơ chế ủy quyền riêng cho UBND TP trong việc tháo gỡ các vướng mắc của quá trình triển khai dự án nhằm đẩy tiến độ triển khai. Song song đó, áp dụng cơ chế tiền lương đặc thù nhằm thu hút chất xám đến công tác lâu dài để có thể làm chủ công nghệ, giảm phụ thuộc vào tư vấn nước ngoài.

Theo Lan Anh Đầu Tư Tài Chính

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video