Tìm người thi hành án 11.000 tỉ đồng của bà Hứa Thị Phấn

Bà Hứa Thị Phấn còn 18 bất động sản được giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn quản lý, xử lý để thu hồi hơn 140 tỉ đồng tiền nợ

Cục Thi hành án dân sự TP HCM (Cục THADS) vừa có thông báo về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án của bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) cho những người thừa kế.

Theo đó, trong 3 tháng tới, những người thừa kế của bà Phấn phải liên hệ với Cục THADS để thực hiện nghĩa vụ thi hành án này. Nếu hết thời hạn mà không có người khai nhận thừa kế của bà Phấn thì Cục THADS sẽ xử lý các tài sản của bà Hứa Thị Phấn để thi hành án.

Bà Hứa Thị Phấn được xác định qua đời vào ngày 13-2. Trước đó, bà Phấn đang thi hành bản án 30 năm tù và bồi thường hơn 11.000 tỷ đồng liên quan các sai phạm xảy ra tại TrustBank. Đến cuối tháng 12-2022, cơ quan thi hành án mới thu hồi được gần 7.000 tỉ đồng.

Liên quan bà Phấn, dự án Bệnh viện đa khoa Phú Mỹ (đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP HCM) của bà được tòa tuyên phát mãi nhưng dự án này chưa đủ điều kiện pháp lý thi hành án. Cục THADS TP thông báo đến cá nhân, hộ gia đình liên quan dự án này liên hệ Cục THADS để giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, bà Hứa Thị Phấn còn 18 bất động sản được giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn quản lý, xử lý để thu hồi hơn 140 tỉ đồng tiền nợ.

Bà Hứa Thị Phấn (1947-2023) là nữ đại gia trong lĩnh vực ngân hàng liên quan tới đại án ở 2 ngân hàng gây chấn động dư luận.

Tổng hợp mức hình phạt trong các vụ án, bà Phấn phải chịu mức án 30 năm tù. Tuy nhiên, do mất 93% sức khỏe nên bà Phấn chưa thi hành án.

 

Theo Trần Thái (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video