Thanh toán online lên ngôi trong mùa dịch Covid-19

Những ngày vừa qua, cả nước liên tục ghi nhận ca Covid-19 tăng kỷ lục khiến nhiều người hạn chế đi chợ truyền thống vì sợ tiếp xúc nơi đông người. Thay vào đó, họ ngồi ở nhà vẫn có thực phẩm tươi ngon bằng cách “đi chợ online”.

Chị Ngọc Anh (ngụ TP. Thủ Đức, TP.HCM) cho biết: “Những ngày gần đây, mình hạn chế đi chợ vì tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến mới, nhất là khi Thủ Đức ghi nhận ca nhiễm. Thay vào đó, mình dùng App để mua sắm, chỉ sau vài giờ là nhà mình đã có ngay thực phẩm tươi sống”.

Giao dịch online là xu hướng được nhiều người tin dùng.

Trong khi đó, anh Tuấn Anh (ngụ Quận 2, TP.HCM) sử dụng giao dịch online mọi lúc, mọi nơi. “Đi shopping, hẹn đối tác ăn trưa, tới quán cà phê cùng bạn bè hay thanh toán các hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… mình đều dùng Open Banking của Nam A Bank để thanh toán. Trong mùa dịch Covid-19, việc thanh toán online sẽ dễ dàng tra cứu lại thông tin di chuyển mình đã tới những nơi đâu” (anh Nam cho hay).

Thực tế, trên mỗi đồng tiền mặt có hàng ngànvi khuẩn khác nhau sinh sống, tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm. Đó là chưa kể, thanh toán bằng tiền mặt bắt buộc phải có sự tiếp xúc giữa người với người.

Bên cạnh đó, việc thực hiện giao dịch online, người tiêu dùng còn được hưởng thêm nhiều ưu đãi từ các ngân hàng. “Sử dụng thẻ Happy Digital ngay trên Open Banking của Nam A Bank, tôi chỉ cần điện thoại có kết nối internet là thanh toán chỉ trong một nốt nhạc mà không cần giữ thẻ trong ví, không lo mất thẻ. lại còn được hoàn tiền đến 10% khi giao dịch” (Chị Thanh Lan, ngụ Quận Gò Vấp, TP.HCM phấn khởi chia sẻ).

Chủ thẻ tín dụng Nam A Bank sẽ nhận ưu đãi giảm đến 500.000 VNĐ khi mua sắm online tại trang thương mại điện tử Tiki.

Được biết, từ tháng 6 đến hết năm 2021, chủ thẻ tín dụng Nam A Bank sẽ nhận ưu đãi giảm đến 500.000 VNĐ khi mua sắm online tại trang thương mại điện tử Tiki. Hay ngân hàng này còn khuyến khích khách gửi tiết kiệm online với mức chênh lệch cao hơn tại quầy từ 0,05 - 0,8 điểm %. Đây là kênh đầu tư sinh lời, an toàn và ổn định, lãi suất cạnh tranh…

Với những tiện ích này, người dân đã thay đổi thói quen, thay vì dùng tiền mặt đã chuyển sang thanh toán theo hình thức online. Đặc biệt, hai năm gần đây thanh toán online trở thành xu hướng chung của toàn cầu khi dịch Covid-19 kéo dài.

Tại Việt Nam, thông tin từ Ngân hàng nhà nước trong buổi họp báo mới đây cũng cho biết, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị); giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị); giao dịch qua kênh QR code đạt 5,3 triệu món với giá trị 4.479 tỷ đồng (tăng tương ứng 83% về số lượng và 146% về giá trị)…

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Nam A Bank dành tặng 5000.000 đồng cho 100 khách hàng đầu tiên có phát sinh giao dịch Tặng quà trên Open Banking thành công trong ngày 1/6/2021 (mỗi khách hàng 50.000 đồng).

N.H

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video