Tập đoàn FLC bổ nhiệm bà Hương Trần Kiều Dung làm Tổng giám đốc

Bên cạnh chức vụ Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC trong giai đoạn từ tháng 3/2017 đến nay, bà Hương Trần Kiều Dung từng giữ vị trí lãnh đạo các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nòng cốt của Tập đoàn FLC như luật, bất động sản, dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng, xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao…

Ngày 18/7/2018, Tập đoàn FLC công bố Nghị quyết về việc bổ nhiệm bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm giữ chức vụ Tổng giám đốc thay người tiền nhiệm là ông Trần Quang Huy.

FLC cho biết, nửa cuối năm 2018 và các năm tới, bên cạnh nhiệm vụ duy trì vị thế nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng dẫn đầu Việt Nam với các quần thể nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế trên khắp cả nước, Tập đoàn FLC đặt mục tiêu tiếp tục triển khai và mở rộng hiệu quả hoạt động trên nhiều lĩnh vực bổ trợ quan trọng như hàng không, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, golf,… tại thị trường trong nước và quốc tế.

Những thử thách này đặt Tập đoàn FLC trước yêu cầu đổi mới phù hợp, cả về bộ máy quản trị và bộ máy điều hành.

Bà Hương Trần Kiều Dung là Tiến sĩ Luật Quy hoạch Xây dựng Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp, có gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.

Bên cạnh chức vụ Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC trong giai đoạn từ tháng 3/2017 đến nay, bà Hương Trần Kiều Dung từng giữ vị trí lãnh đạo các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nòng cốt của Tập đoàn FLC như luật, bất động sản, dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng, xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao… Bà cũng từng đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn FLC trong giai đoạn 2015 - 2017.

Kinh nghiệm dày dặn và đa dạng của bà Hương Trần Kiều Dung được Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC đánh giá là phù hợp cho chiến lược phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn sắp tới.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video