Táng tận lương tâm trộn cần sa vào trà sữa bán kiếm lời

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Công an TP Đà Lạt bắt quả tang Nguyễn Thị Thái Dung (23 tuổi) cùng thùng xốp chứa 15 chai trà sữa được trộn cần sa đang chuẩn bị bán để kiếm lời.

Chiều 19-4, đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đang tạm giữ Nguyễn Thị Thái Dung (23 tuổi, ngụ phường 8, TP Đà Lạt) để điều tra hành vi trộn cần sa vào trà sữa bán kiếm lời.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 12 giờ cùng ngày, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp cùng Công an TP Đà Lạt đã bất ngờ kiểm tra chiếc ôtô đang dừng trước một khách sạn trên đường Tô Hiến Thành (Phường 3, TP Đà Lạt). Chiếc xe này do Nguyễn Thị Thái Dung (23 tuổi, trú tại Phường 8, TP Đà Lạt) điều khiển.

Táng tận lương tâm trộn cần sa vào trà sữa bán kiếm lời  - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Thái Dung bị công an bắt quả tang.

Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện trên xe có 1 thùng xốp chứa 15 chai trà sữa nghi có chất ma túy. Tiến hành kiểm tra nhanh, cả 15 chai trà sữa này đều cho phản ứng dương tính với chất ma túy.

Tại cơ quan công an, Nguyễn Thị Thái Dung khai nhận học cách pha chế và mua cần sa từ người bạn, sau đó về pha trộn với trà sữa bán kiếm lời.

Táng tận lương tâm trộn cần sa vào trà sữa bán kiếm lời  - Ảnh 2.

15 chai trà sữa trộn cần sa đều dương tính với chất ma túy.

Khách hàng của Dung là những thanh niên trên địa bàn; trong đó có cả khách du lịch. Mỗi ngày, đối tượng bán khoảng 20 chai với giá từ 150 đến 200 ngàn đồng/chai bằng cách đăng quảng cáo trên các trang mạng xã hội zalo, facebook và qua bạn bè giới thiệu.

Theo Đình Thi (Người Lao Động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video