Nghị quyết số 68-NQ/TW: Giải phóng sức sản xuất của doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68 hướng đến cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực thiết yếu, tháo gỡ điểm nghẽn lớn với kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp SME.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành được TS Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khẳng định: đã thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với những định hướng đúng đắn của Đảng, những thay đổi mạnh mẽ trong tư duy về vai trò, vị thế chiến lược của kinh tế tư nhân.

TS Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Đó là động lực quan trọng và một bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế, cần được hỗ trợ phát triển mạnh mẽ và tạo điều kiện bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp SME kỳ vọng và mong đợi Nghị quyết sẽ mở ra những cơ hội phát triển và tăng trưởng mới. Đặc biệt, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng; đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực thiết yếu như vốn, đất đai, đào tạo, khoa học công nghệ, tháo gỡ những điểm nghẽn lớn, hoàn thiện thể chế thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo…

Trao đổi với báo chí, TS Tô Hoài Nam cho biết: yêu cầu “tăng cường cơ hội tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho kinh tế tư nhân” được đề cập tại Nghị quyết số 68-NQ/TW là một trong những nội dung quan trọng thể hiện quyết tâm tháo gỡ một trong những rào cản lớn nhất sự phát triển của doanh nghiệp.

Hiện nguồn vốn, thủ tục hành chính và mặt bằng sản xuất được xem là ba yếu tố cơ bản tạo nên môi trường cạnh tranh thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm qua, do quy mô nhỏ và nguồn lực hạn chế, các doanh nghiệp SME thường không có cơ hội tiếp cận đất đai. Thiếu mặt bằng lại trở thành rào cản chưa thể tháo gỡ của các doanh nghiệp SME, nhất là với doanh nghiệp sản xuất khiến các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mở rộng, chuyển đổi công nghệ…

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt trúng vấn đề cấp bách và cần thiết cho doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo cho sự phát triển bền vững hay lâu dài của doanh nghiệp. Chủ trương quan trọng này cũng đồng nghĩa với việc góp phần tháo gỡ và giải phóng sức sản xuất to lớn của doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp SME.

Cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực thiết yếu góp phần tháo gỡ và giải phóng sức sản xuất to lớn của doanh nghiệp tư nhân

Liên quan đến nguồn lực quan trọng này, theo Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đề cập đến một nội dung đột phá quan trọng khác. Đó là cho phép địa phương sử dụng ngân sách để hỗ trợ đầu tư hạ tầng gắn với phân quyền - bước đi quan trọng, mở ra cơ chế để các địa phương chủ động phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ.

Trong đó, sự hình thành các cụm công nghiệp được xem là “bến đỗ” cho các doanh nghiệp SME nhỏ và vừa tổ chức sản xuất kinh doanh một cách lâu dài và bền vững nhờ lợi thế hạ tầng tốt hơn, đảm bảo điều kiện về môi trường, an toàn. Song song là chính sách ưu đãi giảm tối thiểu 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu cho doanh nghiệp tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy doanh nghiệp SME tham gia vào các khu, cụm công nghiệp.

Với những ý nghĩa quan trọng trên, Nghị quyết số 68 -NQ/TW và Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp SME trước đó đã thể hiện nhất quán trong chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế.

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường với sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Video