Sunshine Group muốn "khẳng định chủ quyền" rõ hơn ở Kienlongbank

Hàng loạt các nhân sự chủ chốt của Sunshine Group đang và sắp có mặt để điều hành, quản trị Kienlongbank.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - KLB) đã công bố tờ trình bổ sung vào tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2021, sau khi lãnh đạo nhà băng này có cuộc họp kết thúc vào chiều muộn ngày 17/4.

Nội dung của cuộc họp không gì khác là vấn đề trọng yếu nhất - nhân sự cấp cao.

Theo đó, các thành viên HĐQT Kienlongbank đã thống nhất thông qua đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Lê Khắc Gia Bảo và bà Đỗ Thị Thu Hằng theo nguyện vọng cá nhân.

Đồng thời, HĐQT cũng thông qua danh sách ứng cử viên để bầu thay thế thành viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022 với 2 cái tên đáng chú ý.

Đầu tiên là ông Đỗ Anh Tuấn, chủ tịch HĐQT đương nhiệm của Sunshine Group - tập đoàn được biết đến là cổ đông lớn của Kienlongbank chính thức lộ diện từ tháng 1 năm nay. Ông Đỗ Anh Tuấn sinh, năm 1975, còn được biết đến trong cương vị chủ tịch của Sunshine Homes, chủ tịch Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phú Thượng, chủ tịch Tập đoàn KSG, và chủ tịch của công ty xây dựng SCG.

Các công ty nơi ông Tuấn đang là người đứng đầu đang tạo ấn tượng khá mạnh trên thị trường, nhất là lĩnh vực bất động sản đang "nóng". Riêng SCG nơi ông đang sở hữu 15% vốn vừa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCOM hôm 12/4 và đã tăng trần miệt mài từ đó tới nay, từ mức giá 20.600 đồng lên gần 58.000 đồng chỉ sau đúng 7 ngày.

Người thứ hai được thông qua đề cử vào HĐQT của Kienlongbank nhiệm kỳ 2018 - 2022 là bà Võ Thị Tuấn Anh (sinh năm 1976). Trước đây, bà Tuấn Anh từng là Giám đốc Việt Nam Tập đoàn Sakae Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sakae Holdings, Tổng Giám đốc Công ty TNHH đầu tư SSF. Hiện tại bà đang là cố vấn của HĐQT Kienlongbank.

Công ty Sakae Holding và Công ty TNHH Đầu tư SSF từng được thị trường chú ý hồi đầu năm nay khi liên danh gửi đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ xin được tài trợ Đề án nghiên cứu khả thi xây dựng Trung tâm tài chính (Dự án Đà Nẵng Gateways). Đây là dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, tài chính, casino, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp quốc tế, chung cư cao tầng… với số vốn đầu tư dự kiến hơn 2 tỷ USD.

Được biết Công ty TNHH Đầu tư SSF mới được thành lập từ tháng 4/2020, vốn điều lệ ban đầu 23,2 tỷ đồng. Tuy nhiên đến tháng 9/2020, vốn điều lệ đăng ký của SSF được tăng lên mức 9.280 tỷ đồng, trong đó Sunshine Homes cũng có cổ phần lớn.

Như vậy, hai nhân tố mới dự kiến bầu vào HĐQT của Kienlongbank đều là người đến từ/ có liên quan Sunshine Group.

Trước đó, CEO Sunshine Group là bà Trần Thị Thu Hằng cũng tham gia HĐQT của Kienlongbank sau cuộc họp cổ đông bất thường hồi cuối tháng 1/2020, sau đó bà Hằng được bầu giữ ghế Phó Chủ tịch HĐQT.

Ngoài ra, 2 cán bộ cấp cao khác của Sunshine đã về điều hành Kienlongbank từ sớm, trước cả bà Thu Hằng. Đó là ông Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1977, Phó chủ tịch của Sunshine Tech, về làm Phó Tổng giám đốc Kienlongbank vào đầu tháng 1. Cùng thời điểm đó còn có ông Trần Ngọc Minh, người từng giữ chức vụ Giám đốc Nguồn vốn kiêm Trưởng Ban Tài chính Công ty CP Tập đoàn Sunshine, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính Công ty TNHH Đầu tư SSF, cũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc ngân hàng.

Những chuyển động về nhân sự nói trên cho thấy tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam đang thực sự muốn "khẳng định chủ quyền" của họ ở Kienlongbank một cách rõ ràng hơn.

Chưa hết, trong hoạt động của Kienlongbank cũng bắt đầu thể hiện sự biến chuyển mang màu sắc của Sunshines Group. Gần nhất, ngân hàng muốn chuyển địa điểm trụ sở hoạt động của 3 phòng giao dịch tại Hà Nội sang các địa điểm dự án Sunshine ngay trong tháng 4 này. Đồng thời ngân hàng muốn bổ sung thêm tên viết tắt của Kienlongbank là KSBank. Trong khi chờ các cổ đông chính thức thông qua tên mới, nhận diện này của Kienlongbank đã được Sunshine Group bắt đầu chạy tại tòa nhà trụ sở chính của Tập đoàn ở 16 Phạm Hùng - Hà Nội.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video