SHB hoàn tất thương vụ bán công ty tài chính cho người Thái với giá nghìn tỷ

Người đứng đầu SHB không tiết lộ con số cụ thể, nhưng “gợi ý” mức giá đã được lan truyền hơn một năm nay trên truyền thông quốc tế, là xung quanh 156 triệu USD (khoảng 3.500 tỷ đồng).
SHB hoàn tất thương vụ bán công ty tài chính cho người Thái với giá nghìn tỷ - Ảnh 1.

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch SHB.

Nội dung chính:

- Lãnh đạo SHB cho biết đang hoàn tất các thủ tục hành chính cuối cùng, dự kiến trong tháng 5 đối tác sẽ trả 50% giá trị thương vụ.

- Đây có thể là thương vụ thoái vốn lớn thứ 2 của các công ty tài chính Việt Nam sau thương vụVPBank bán vốn cho đối tác Nhật Bản.

Tại ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB, HoSE: SHB), ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT lần đầu thông tin về giá trị của thương vụ bán SHB Finance cho đối tác nước ngoài.

Theo ông Đỗ Quang Hiển, SHB và đối tác Krungsri đang hoàn tất các thủ tục hành chính cuối cùng trong thương vụ bán SHB Finance hồi 2021. Dự kiến trong tháng 4 này, 2 bên sẽ hoàn thành các thủ tục và sang tháng 5, đối tác sẽ trả 50% giá trị thương vụ, 50% còn lại sẽ thanh toán vào 3 năm sau. 

Đại diện ngân hàng cũng cho biết nguyên tắc, thỏa thuận trong thương vụ không cho phép SHB công bố con số chi tiết nhưng các trang báo đã công bố con số chính xác về thương vụ. Trước đó, Krungsri từng tiết lộ ngân hàng này sẽ chi 5,1 tỷ baht Thái, tương đương 156 triệu USD cho thương vụ, tức tương đương hơn 3.500 tỷ đồng.

Cuối năm 2021, VPBank cũng công bố bán 49% vốn công ty tài chính tiêu dùng FE Credit cho đối tác nước ngoài là SMBC. Giá trị thương vụ cũng không được hai bên tiết lộ. Tuy nhiên tại thời điểm đó, theo số liệu được PwC - đơn vị tư vấn cho SMBC, giá trị thương vụ lên tới  1,4 tỷ USD - cao hơn nhiều con số thoái vốn tại SHB Finance.

Với dữ liệu được công bố này, số tiền SHB sẽ nhận trong quý II/2023 dự kiến khoảng 1.750 tỷ đồng, tương đương lượng tiền tại quỹ của SHB vào cuối năm 2022.

Krungsri là tập đoàn tài chính lớn thứ 5 tại Thái Lan về tổng tài sản. Tại thời điểm chuyển nhượng, SHB cho biết thỏa thuận sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng này.

Các ngân hàng Việt đang có xu hướng bán mảng tín dụng tiêu dùng cho các đối tác ngoại sau khi xây dựng mạng lưới rộng khắp, đồng thời có được giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù này - điều mà các ngân hàng ngoại rất khó thực hiện.

Theo Tùng Lâm (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video