Satra muốn thoái hết 40% vốn tại Bao bì Sài Gòn

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 20/1 đến 16/2/2017 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) đã đăng ký bán toàn bộ 3,4 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 40% vốn của CTCP Bao bì Sài Gòn (mã SPA - UPCoM) để cơ cấu danh mục đầu tư.

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 20/1 đến 16/2/2017 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Nếu giao dịch được thực hiện thành công, Satra sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu SPA.

SPA là thành viên của Satra, thành lập năm 1999. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại bao bì, giấy, nhựa, các sản phẩm có in; thiết kế mã bao bì, mua bán máy móc thiết bị...

Tính đến thời điểm 09/11/2016, SPA có vốn điều lệ 85 tỷ đồng với 4 cổ đông lớn là Satra sở hữu 40% vốn và 3 cá nhân khác là Lương Thanh Nhã, Nguyễn Thanh Tùng và Huỳnh Như Ngọc mỗi người nắm giữ 17,32% vốn. Theo đó, tổng số lượng sở hữu của nhóm cổ đông lớn tại SPA lên tới gần 92%, tương đương hơn 7,8 triệu cp.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, SPA đạt doanh thu thuần gần 141 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lợi nhuận ròng vẫn tăng 17%, ghi nhận hơn 4,7 tỷ đồng. Năm 2015, SPA đạt doanh thu và lợi nhuận lần lượt 213 tỷ và 2 tỷ đồng.

Kế hoạch trong 2 năm gần nhất, SPA dự kiến đạt doanh thu thuần 200 tỷ đồng trong năm 2016 và 230 tỷ đồng trong năm 2017. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu ở mức 5 tỷ và 5,75 tỷ đồng với tỷ lệ cổ tức tương ứng là 4% và 5%.

Cổ phiếu SPA vừa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM vào ngày 18/12/2016 với giá tham chiếu 17.000 đồng/CP.

Theo Bình An - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video