Petrolimex thông qua phương án thoái vốn PG Bank, quy mô giao dịch tối thiểu 2.556 tỷ đồng

Cổ phiếu PGB bất ngờ đi ngược thị trường chung khi tăng 22,6% sau 2 phiên gần nhất lên mức 19.500 đồng/cổ phiếu.

Petrolimex thông qua phương án thoái vốn PG Bank, quy mô giao dịch tối thiểu 2.556 tỷ đồng

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – mã PLX) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về phương án thoái vốn (chuyển nhượng vốn) đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank – mã PGB). Theo phương án, Petrolimex sẽ thoái vốn theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Petrolimex hiện nắm giữ 120 triệu cổ phiếu, tương đương 40% cổ phần của PG Bank.

Mức giá khởi điểm thực hiện thoái vốn (chuyển nhượng vốn) đầu tư sẽ lấy giá cao nhất một trong hai mức giá sau: Giá xác định của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo phương pháp tài sản (21.300 đồng/cổ phần) hoặc giá tham chiếu binh quân 30 phiên giao dịch liên tiếp của cổ phiếu PGB trên sàn UpCOM trước ngày phê duyệt phương án thoái vốn (chuyển nhượng vốn).

Tạm tính theo mức giá 21.300 đồng/cp, quy mô thoái vốn của Petrolimex tại PGB tối thiểu 2.556 tỷ đồng.

Ngay trước khi Petrolimex công bố phương án thoái vốn, cổ phiếu PGB đã bất ngờ bứt phá mạnh đi ngược thị trường chung. Chỉ trong 2 phiên gần nhất, cổ phiếu này đã tăng 22,6% lên mức 19.500 đồng/cổ phiếu. Nếu tính từ đáy hồi giữa tháng 11/2022, PGB thậm chí còn tăng đến gần 48% thị giá. Dù vậy, mức thị giá này vẫn còn thấp hơn 8,5% so với mức giá tối thiểu trong phương án thoái vốn.

Petrolimex thông qua phương án thoái vốn PG Bank, quy mô giao dịch tối thiểu 2.556 tỷ đồng - Ảnh 1.

PG Bank là một trong các ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất hệ thống và không thay đổi trong nhiều năm qua, giữ nguyên ở mức 3.000 tỷ đồng. Trong năm 2022, ngân hàng tiếp tục không có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2022. Đây là năm thứ 12 liên tiếp PG Bank không tăng vốn điều lệ và năm thứ 10 liên tiếp không chia cổ tức.

Trước đây, PG Bank từng có kế hoạch sáp nhập vào VietinBank nhưng thương vụ đã “đổ bể” vào năm 2018. Sau đó, HDBank có thỏa thuận sáp nhập với PGBank tuy nhiên kế hoạch này cũng bị hủy bỏ vào năm 2021. Với kế hoạch thoái vốn lần này của Petrolimex, nhóm cổ đông mới tại PG Bank hứa hẹn sẽ sớm xuất hiện.

Về kết quả kinh doanh, PG Bank lãi trước thuế quý 4 hơn 119 tỷ đồng, tăng 107% so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đạt 506 tỷ, tăng 54% so với năm ngoái và vượt 24% kế hoạch năm (406 tỷ đồng). Ngoài lĩnh vực mua bán chứng khoán sụt giảm tới 52% lợi nhuận, các lĩnh vực khác của ngân hàng đều tăng.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của PG Bank đạt hơn gần 49.000 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 5,6%, huy động vốn tăng hơn 11%. Thời điểm 31/12, nợ xấu nội bảng của ngân hàng đã tăng 7,3% so với đầu năm lên 745 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo đó tăng từ 2,52% lên 2,56%. Đáng chú ý, trái phiếu đặc biệt của VAMC tại PG Bank cuối năm 2022 là hơn 951 tỷ đồng, tăng 34% so với thời điểm trước đó một năm.

Theo Hà Linh (Nhịp Sống Thị Trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video