PAN Group: Lãi lớn vẫn không chia cổ tức năm 2017, đặt kế hoạch 538 tỷ LNST năm 2018

Năm 2018 PAN Group đặt mục tiêu đạt 8.786 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng đột biến 115% so với năm 2017.

Ngày 21/4 tới đây CTCP Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2018. Công ty đã công bố tài liệu dự kiến trình ĐHCĐ tới đây. Năm 2017 kinh doanh khởi sắc Kết quả kinh doanh, năm 2017 PAN Group đạt 4.075 tỷ đồng doanh thu, tăng 48% so với năm 2016 và vượt 32% kế hoạch cả năm. Trong đó riêng doanh thu từ mảng thực phẩm tăng trưởng 88%, đạt 2.555 tỷ đồng. Mảng nông nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng 15%, lên mức 1.520 tỷ đồng. Điều này cũng cho thấy sự dịch chuyển rõ nét trong cơ cấu doanh thu, mảng thực phẩm đang chiếm ưu thế lớn so với năm 2016.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 544 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ và vượt 80% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 372 tỷ đồng.

Không chia cổ tức năm 2017

Dù vậy HĐQT công ty cũng đề xuất không chia cổ tức năm 2017 nhằm tập trung nguồn lực mở rộng hoạt động kinh doanh và nắm bắt cơ hội M&A tiềm năng trong năm 2018.

Kế hoạch kinh doanh năm 2018

Năm 2018 PAN Group đặt mục tiêu đạt 8.786 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 115,6% so với doanh thu thực hiện được trong năm 2017.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 626 tỷ đồng; tăng 13,2% so với lợi nhuận đạt được năm 2017. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 538 tỷ đồng, tong đó có 293 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 10%.

Phát hành cổ phiếu ESOP

HĐQT công ty cũng trình phương án phát hành 2,5 triệu cổ phiếu ESOP cho CBCNV công ty bao gồm các Thành viên HĐQT, nhân sự chủ chốt của PAN và các công ty con, công ty liên kết.

Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Mục đích phát hành nhằm bổ sung vốn lưu động, thu hút nhân sự có trình độ và tăng tính gắn bó của các cán bộ nhân viên chủ chốt của công ty.

Theo Trí thức trẻ/PAN

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video