OCB mua lại hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Song song với việc mua lại trái phiếu trước hạn, ngân hàng này cũng tích cực triển khai các đợt phát hành trái phiếu mới.

OCB mua lại hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kế hoạch mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Theo đó, OCB sẽ tiến hành mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu đang lưu hành của mã OCBL2225009 vào ngày 21/7.

Được biết, trái phiếu thuộc lô OCBL2225009 có kỳ hạn 3 năm, được phát hành vào ngày 21/7/2022 nhằm tăng quy mô vốn hoạt động phục vụ nhu cầu cho vay trong hoạt động kinh doanh của OCB.

Trước đó, OCB cũng tiến hành nhiều đợt mua lại trái phiếu trước hạn. Theo thống kê của Chứng khoán VnDirect, ngân hàng này đã mua lại 5.500 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong quý 2/2023. 

Song song với việc mua lại trái phiếu trước hạn, OCB cũng tích cực triển khai các đợt phát hành trái phiếu mới.

Vừa qua, Hội đồng quản trị OCB đã thông qua việc chào bán và phát hành tối đa 26.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ trong năm nay. OCB cho biết, trong giai đoạn 2020-2022, ngân hàng luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu đã phát hành và các khoản nợ đến hạn. Mức 26.000 tỷ đồng dự kiến phát hành trong năm nay cũng là lượng trái phiếu phát hành lớn nhất tại OCB từ trước đến nay.

Dự kiến trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng, lãi suất danh nghĩa cố định hoặc thả nổi hoặc kết hợp giữa cố định và thả nổi. Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp thì cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa là bình quân lãi suất tiết kiệm 12 tháng đang áp dụng tại các NHTM cổ phần quốc doanh (hoặc lãi suất VNIBOR, hoặc lãi suất trái phiếu Chính phủ tương ứng kỳ hạn của trái phiếu phát hành) cộng (hoặc trừ) với biên độ xác định.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có hoặc không có bảo đảm/bảo lãnh thanh toán. Kỳ hạn trái phiếu tối thiểu 1 năm kể từ ngày phát hành.

Theo kế hoạch 26.000 tỷ đồng trái phiếu này sẽ được phát hành theo 13 đợt với giá trị mỗi đợt 1.000-2.000 tỷ đồng. Mục đích phát hành trái phiếu để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.

Theo Kim Ngân (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video