NKG dự kiến đầu tư Nhà máy thép tấm lợp có tổng vốn 2.200 tỷ đồng

Nhà máy được xây dựng nhằm cung cấp các sản phẩm tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn;...

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) đã thông qua chủ trương báo cáo đánh giá tiền khả thi đầu tư dự án Nhà máy thép tấm lợp Nam Kim tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhà máy này có tổng công suất dự kiến là 800.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến 2.200 tỷ đồng.

Nhà máy được xây dựng nhằm cung cấp các sản phẩm tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn; sản xuất thép ống, thép hộp, thép hình và các sản phẩm từ thép cuộn, thép cán nguội, thép mạ kẽm, băng thép đen, băng thép mạ kẽm.

HĐQT của NKG đã ủy quyền cho ông Hồ Minh Quang – Chủ tịch HĐQT được quyết định tìm kiếm địa điểm thực hiện dự án đầu tư cụ thể, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và nguồn vốn hoạt động của Công ty; ký kết hợp đồng thuê đất và các hợp đồng có liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu mối hạ tầng...

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 (số liệu chưa kiểm toán), NKG ghi nhận sản lượng, doanh thu, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2017 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản lượng 6 tháng đầu năm 2017 đạt 380,000 tấn, tăng 7%, riêng mặt hàng chính là tôn và thép mạ tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu đạt 5,486 tỷ đồng, tăng 38%; lợi nhuận sau thuế đạt 350 tỷ đồng, hoàn thành 58,3% kế hoạch năm và tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bình An - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video