Nhóm ngân hàng tiếp tục được kéo mạnh, VN-Index tăng tiếp 16 điểm nhưng thanh khoản 'tụt áp'

Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE chỉ đạt gần 7.400 tỷ đồng trong phiên thứ 2 VN-Index tăng mạnh liên tiếp. Tương tự như phiên trước, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là nhóm dẫn dắt thị trường.
Nhóm ngân hàng tiếp tục được kéo mạnh, VN-Index tăng tiếp 16 điểm nhưng thanh khoản 'tụt áp'
Nhóm ngân hàng tiếp tục được kéo mạnh, VN-Index tăng tiếp 16 điểm nhưng thanh khoản 'tụt áp'

Phiên 13/10, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng 16,18 điểm, tương đương 1,56%, lên 1.050,99 điểm. Trước đó, VN-Index đã có phiên bật tăng gần 29 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là nhóm dẫn dắt thị trường. Các đại diện tăng mạnh có thể kể đến VCB có thêm 3,91% giá trị, BID tăng 6,57%, CTG tăng 5,91%, ACB tăng 6,68%, STB tăng 4,13%, MSB tăng 3,62%. Vẫn có cổ phiếu ghi nhận sắc đỏ là SSB khi giảm nhẹ 0,17%; ngoài ra, VPB và HDB giữ giá tham chiếu.

Cổ phiếu chứng khoán phân hóa khi SSI tăng 1,45%, VCI tăng 1,9%, HCM tăng 1,55% nhưng VND lại giảm 0,36%, VIX giảm 2,63%.

Sắc xanh là chủ đạo ở nhóm bất động sản. Bộ đôi VIC - VHM chỉ tăng nhẹ chưa tới 1% nhưng VRE tăng mạnh 5,79%. Các cổ phiếu tăng đáng kể gồm: DIG tăng 2,43%, NLG tăng 3,78%, HDG tăng 2,94%, KOS tăng 3,31%, VCG tăng 4,55%, KHG tăng 3,03%, CTD tăng 4,52%, SZC tăng 2,96%... Cổ phiếu hiếm hoi giảm kịch sàn là TDC.

Nhóm sản xuất phân hóa hơn khi sắc đỏ hiện lên ở MSN với mức giảm 2,96%, DHG giảm 0,24%, TRA giảm 0,42%, IMP giảm 2,5%, IDI giảm 1,85%. Dẫu vậy, sắc xanh vẫn lấn lướt, trong đó VNM tăng tới 3,07%, SAB tăng 3,54%, HPG tăng 4,28%, DGC tăng 2,03%, BHN tăng 4,76%, BMP tăng 3,01%.

Phân hóa cũng là tình trạng xảy ra ở cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ: GAS tăng 0,93%, PGV tăng 2,27% nhưng PLX giảm 0,59% còn POW đứng giá tham chiếu; VJC đứng giá tham chiếu trong khi HVN tăng 1,75%; MWG và FRT lần lượt có thêm 0,17% và 4,14% giá trị nhưng PNJ lại giảm 0,48%.

Toàn sàn HoSE có 265 mã tăng giá, 74 mã đứng giá tham chiếu và 183 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức thấp, chỉ đạt 7.372 tỷ đồng.

Theo Thanh Long (VietnamFinance)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video