Nhiệt điện Bà Rịa báo quý I lỗ 46 tỷ, lượng điện sản xuất chỉ bằng 30% cùng kỳ

Nhiệt điện Bà Rịa báo lỗ quý I là 46 tỷ đồng trong khi mục tiêu HĐQT đặt ra là có lãi 24,45 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh quý I/2017 của CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (Mã: BTP – HoSE) được công bố đã ghi nhận lỗ 45,8 tỷ đồng, trong đó riêng lỗ chêch lệch tỷ giá chưa thực hiện hơn 40 tỷ đồng, lỗ sản xuất kinh doanh 5,7 tỷ. Được biết, quý I/2016 Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng đạt 390 tỷ đồng, lỗ sau thuế 18,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, kế hoạch SXKD cho quý I/2017 mà HĐQT đưa ra là mục tiêu sản xuất 362,24 triệu kWh điện; tổng doanh thu ước đạt 494,4 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến thu về 24,45 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu được phía Nhiệt điện Bà Rịa đưa ra do nhu cầu hệ thống điện Quốc gia huy động thấp, các tổ máy dự phòng nhiều, sản lượng điện sản xuất trong quý I/2017 đạt 145,7 triệu KWh chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2016 đạt 485 triệu KWh).

Mặt khác, hiện tại giá điện tạm tính năm 2017 của BTP đang ở mức 24.079 đồng/kW/tháng (năm 2016 là 80.456 đồng/kW/tháng) và được tính toán trên cở sở hệ số khả dụng, chi phí tiền lương, tiền ăn ca, thuế đất và chi phí lãi vay. Giá tạm tính thấp hơn giá điện đang đàm phán và trình Tập đoàn điện lực Việt Nam. Khi có giá điện chính thức, Công ty sẽ quyết toán và điều chỉnh lại doanh thu.

Năm 2017, Nhiệt điện Bà Rịa đặt mục tiêu doanh thu 2.069,78 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 88,79 tỷ đồng; cổ tức chi trả 10%. Kế hoạch này được HĐQT Công ty xây dựng và thông qua từ kỳ họp HĐQT quý 3 vào tháng 11/2016.

Theo Tín Nguyễn - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video