Ngành bảo hiểm làm ăn ra sao trong năm qua?

Theo những số liệu mới công bố từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có một năm "mở cở trong bụng" khi mà tất cả các chỉ số xem xét đều tăng trưởng so với năm trước.

tien-500

Theo số liệu mới công bố của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu bảo hiểm năm 2016 ước đạt 101.767 tỷ đồng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 86.049 tỷ đồng (tăng 22,74%), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 36.372 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 49.677 tỷ đồng.

Đây được coi là doanh thu tăng trưởng cao, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng ngày một tăng vững chắc. Tổng tài sản của các doanh nghiệp năm 2016 ước đạt 239.413 tỷ đồng (tăng 18,2% so với năm 2015), trong đó, các doanh nghiệp phi nhân thọ ước đạt 67.585 tỷ đồng còn các doanh nghiệp nhân thọ ước đạt 171.828 tỷ đồng.

Trong năm qua, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã thực hiện tốt chức năng bồi thường, là tấm lá chắn tài chính cho người tham gia bảo hiểm và tăng cường các dịch vụ tiện ích chăm sóc khách hàng. Số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm năm 2016 ước đạt 25.872 tỷ đồng.

Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm đã rất tích cực tái đầu tư trở lại nền kinh tế, đóng góp rât tốt vào sự phát triển nền kinh tế xã hội. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016 ước đạt 186.572 tỷ đồng (tăng 16,49% so với năm 2015).

Ngành bảo hiểm cũng đã tạo công ăn việc làm, thu nhập cho trên 25.000 cán bộ nhân viên và gần 450.000 đại lý bảo hiểm. Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành này còn tích cực tài trợ xây dựng công trình đề phòng hạn chế tai nạn giao thông, hỗ trợ nhân đạo, xây dựng nhà tình nghĩa, gây quỹ khuyến học, xây dựng trường học và các hoạt động văn hóa thể thao lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Ông Phan Kim Bằng – Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, năm 2017 sắp tới, nhu cầu về bảo hiểm tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhận thức của người dân và các tổ chức kinh tế về vai trò của bảo hiểm tiếp tục được nâng cao.

Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng hy vọng những chính sách mới của Nhà nước về bảo hiểm (ví dụ như bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm thiên tai…) sẽ sớm được ban hành, qua đó sẽ là một yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.

“Do đó chúng tôi tin tưởng rằng: thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Năm 2017 toàn thị trường phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 25% trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và trên 14% trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ”, ông Bằng chia sẻ.

Theo Chiến Thắng Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video