Ngân hàng Nhà nước: Hỗ trợ lãi suất cho vay ngoại tệ có thể gây áp lực tới tỷ giá

Trả lời kiến nghị của cử tri về việc hỗ trợ lãi suất cho vay bằng đô la (USD) đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước cho biết hỗ trợ lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp có thể gây ra áp lực tới tỷ giá trong nước.

Ngân hàng Nhà nước: Hỗ trợ lãi suất cho vay ngoại tệ có thể gây áp lực tới tỷ giá

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Theo Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp để hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế; trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, dần chuyển từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán nhằm ổn định thị trường ngoại tệ và tăng niềm tin của người dân vào đồng nội tệ.

Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, việc triển khai hỗ trợ lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp có thể gây ra áp lực tới tỷ giá trong nước và mục tiêu chính sách tiền tệ, làm giảm hiệu lực các chính sách hạn chế tình trạng đô la hóa đang được triển khai hiện nay.

Mặt khác, trên thực tế, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thường thấp hơn so với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam. Do đó, khi vay vốn bằng ngoại tệ, doanh nghiệp đã được vay với mức lãi suất thấp hơn so với việc vay vốn bằng đồng Việt Nam.

Do đó, theo Ngân hàng Nhà nước, việc hỗ trợ lãi suất tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP áp dụng đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam là phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế trong thời gian qua.

Theo Thùy Dương (TTXVN)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video