Ngân hàng Hàng hải chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu

Bắt đầu từ ngày 14/1, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu và tên viết tắt từ Maritime Bank sang MSB.

Lễ ra mắt nhận diện thương hiệu mới MSB của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam


Đây là lần thứ 2 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu trong hành trình 28 năm thành lập và phát triển. Bên cạnh ra mắt thương hiệu mới, MSB cũng thay đổi toàn diện về chiến lược và mô hình trải nghiệm khách hàng.

Chia sẻ về việc ra mắt thương hiệu mới, ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc MSB cho biết: “Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang mang đến vô vàn cơ hội và sự thay đổi trong cuộc sống, trong đó có ngành tài chính ngân hàng. Dù đây là ngành rất đặc thù và có những chuẩn mực đặc biệt nhưng chúng tôi cũng không thể đứng yên mà phải làm mới mình trên mọi phương diện để có thể thích nghi với giai đoạn phát triển mới của xã hội".

"Năm 2019 được lựa chọn là thời điểm thích hợp để MSB thay đổi toàn diện từ bên trong đến bên ngoài với mục tiêu trở thành một ngân hàng thân thiện, đáng tin cậy, thấu hiểu khách hàng nhất và có tỷ suất lợi nhuận cao”, ông Huỳnh Bửu Quang khẳng định.

Hình ảnh logo mới kế thừa từ logo cũ nhưng được thiết kế hiện đại và
năng động hơn.


Bắt đầu từ tháng 1/2019, toàn bộ nhận diện thương hiệu của MSB sẽ được đổi mới từ logo, bảng hiệu đến tên viết tắt của ngân hàng. Hình ảnh logo mới kế thừa từ logo cũ nhưng được thiết kế hiện đại và năng động hơn. Hình tròn thể hiện khách hàng là trọng tâm cùng chữ “M” với đường nét cách điệu và vững chắc thể hiện MSB sẽ là một điểm tựa an toàn, ổn định giúp khách hàng liên tục phát triển.


Tên đầy đủ của Ngân hàng vẫn được giữ nguyên là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Bắt đầu từ tháng 1/2019, toàn bộ nhận diện thương hiệu của MSB sẽ
được đổi mới từ logo, bảng hiệu đến tên viết tắt của ngân hàng.


Về chiến lược, trong giai đoạn 2019 – 2023, MSB đã đặt ra mục tiêu trở thành ngân hàng đáng tin cậy, thấu hiểu khách hàng nhất và đạt lợi nhuận cao tại Việt Nam, trong đó giá trị vốn hóa đạt 3,5 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng doanh thu thuần đạt 30%/năm.


Để làm được điều đó, MSB sẽ xây dựng mạng lưới phân phối đa kênh, lực lượng bán hàng hiệu quả, tinh gọn và áp dụng mô hình tín dụng tốt nhất thị trường. Song song với việc tạo những giá trị đặc biệt cho khách hàng, MSB cũng tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo, chuyên nghiệp và coi trọng nhân tài.

Theo BNEWS/TTXVN

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video