Một phó tổng giám đốc SeABank muốn bán gần 1,6 triệu cổ phiếu SSB

Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Tổng giám đốc SeABank đăng ký bán 1,59 triệu cổ phiếu SSB, để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 0,281%.

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Tổng giám đốc SeABank ( HoSE: SSB ) đăng ký bán ra 1,59 triệu cổ phiếu SSB. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 15/9 đến ngày 14/10, giao dịch theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh.

Hiện bà Hương đang nắm giữ hơn 7,15 triệu cổ phiếu SSB. Sau giao dịch, số cổ phiếu bà Hương nắm giữ dự kiến sẽ giảm về 5,56 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 0,281%.

Một phó tổng giám đốc SeABank muốn bán gần 1,6 triệu cổ phiếu SSB - Ảnh 1.

Phiên giao dịch ngày 13/9, cổ phiếu SSB dao động quanh mốc 31.400 đồng/cp, tăng hơn 34% so với đáy ngày 13/6. Nguồn: TradingView

Trước đó, bà Nguyễn Thị Thu Hương cũng đã đăng ký bán 67.200 cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu giảm xuống còn 0,361%. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo khác của SeABank cũng đăng ký bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu trong đó ông Vũ Đình Khoán, Phó Tổng giám đốc SeABank đăng ký bán 71.800 cổ phiếu tỷ lệ sở hữu giảm xuống còn 0,187%. 

Một phó tổng giám đốc khác là bà Trần Thị Thanh Thủy cũng đăng ký bán 37.500 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công, tỷ lệ cổ phiếu SSB mà bà Thanh Thủy nắm giữ giảm xuống còn 617.315 cổ phần, tương ứng với tỷ lệ 0,031%.

Cuối tháng 7, 5 phó tổng giám đốc của SeABank đăng ký bán gần ra gần 12 triệu cổ phiếu SSB. Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh bán ra 2,9 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ còn 0,207%, ông Lê Quốc Long bán 2,9 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ còn 0,231%, ông Hoàng Mạnh Phú bán hơn 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,193%, ông Vũ Đình Khoán bán 2,96 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,191%, bà Đặng Thu Trang bán 396.442 cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,014%.

Chiều ngược lại, đầu tháng 7, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT SeABank Nguyễn Thị Nga đăng ký mua 2,8 triệu cổ phiếu SSB theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh, nâng lượng nắm giữ lên 68,11 triệu đơn vị, chiếm 3,44% vốn.

Theo Nhật Quang (Người đồng hành)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video