Lực cản của VNsteel

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, có tăng trưởng so với cùng kì nhưng vẫn còn nhiều trở lực đợi Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) ở phía trước.

Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần vào năm 2011 kết quả kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) không mấy sáng sủa. Năm 2012, hoạt động kinh doanh của VNSteel bắt đầu lao dốc khi doanh thu và lợi nhuận liên tiếp giảm. Doanh thu hợp nhất hiện đạt 29.089 tỷ, riêng phần của công ty mẹ đóng góp hơn phân nửa. Năm 2013, công ty mẹ VNSTEEL lỗ gần 290 tỷ đồng. Giai đoạn đỉnh điểm từ đầu năm 2014 đến 2015, Tổng công ty thất thu hơn 8.000 tỷ đồng và kéo tỷ lệ đóng góp của công ty mẹ xuống dưới 15%. Một thời gian dài ảm đạm Theo lý giải của ban lãnh đạo Tổng công ty, nguyên nhân khiến kinh doanh ảm đạm suốt nhiều năm liền đến từ việc giá các loại phôi thép và thép cuộn giảm mạnh, cộng thêm thua lỗ từ hàng loạt công ty con và công ty liên kết. Sau 2 năm liên tiếp rơi vào khủng hoảng, từ năm 2014, Tổng công ty bắt đầu “cuộc chiến” cắt lỗ bằng việc rà soát danh mục đầu tư vào hơn 40 công ty nhằm tái cấu trúc toàn diện, kiên quyết thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ngoài thép để tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất thép. Theo đó, VNSteel thoái vốn 3 khoản đầu tư tài chính dài hạn và thu lãi 91 tỷ đồng trong năm 2015. Năm 2016, tiếp tục thoái toàn bộ và một phần vốn tại 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, giao nhận kho vận, xây dựng… và hoàn tất thủ tục giải thể Công ty cổ phần Tấm thép Miền Nam, doanh nghiệp có khoản lỗ lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chung của khối công ty con. Tính đến cuối năm 2016, VNSteel sở hữu 14 công ty con và 30 công ty liên kết đều hoạt động trong ngành thép, trừ Công ty TNHH Trung tâm Thương mại Quốc tế (IBC – đơn vị xây dựng và vận hành tòa nhà phức hợp Diamond Plaza, quận 1).

Kế hoạch quá sức?

Theo kế hoạch đề ra tại đại hội cổ đông, VNSteel đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất giai đoạn 2016 đến 2020 đạt 124.800 tỷ đồng, tương đương gần 24.960 tỷ đồng mỗi năm và lợi nhuận sau thuế là 440 tỷ.

Năm 2016 VNSteel ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 17.849 tỷ đồng, tăng 754,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 4% so với năm 2015; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 834,6 tỷ đồng, tăng 662 tỷ đồng, tương ứng 484% so với năm trước.

Năm 2017, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty về cơ bản đạt các mục tiêu đề ra. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 18.800 tỷ đồng; tổng lợi nhuận hợp nhất đạt 650 tỷ đồng.

Năm 2018, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 19.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 350 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tiêu kế hoạch Công ty mẹ là doanh thu 2.535 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VNSteel cho biết năm 2018 sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm tập trung vốn và nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chính và có hiệu quả cao; hoàn thành chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC; thực hiện lộ trình thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty;...

Nếu "soi" kết quả kinh doanh 2 năm vừa qua của VNSteel cùng với sự lạc quan về thị trường thép trong năm tới thì mục tiêu của Cty hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, bản thân Tổng công ty cũng còn những tồn tại như mức tăng trưởng về chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ còn thấp, chưa đạt được mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành; công tác phối hợp liên kết hệ thống trong lĩnh vực sản xuất thép dẹt và phôi thép chưa đạt chỉ tiêu Tổng công ty giao; việc thoái vốn của Tổng công ty tại một số đơn vị còn chậm tiến độ, chưa đạt kế hoạch đã đề ra; một số đơn vị do chưa làm tốt công tác thông tin và dự báo thị trường, dẫn đến hàng tồn kho cao làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của đơn vị và Tổng công ty.

Bên cạnh đó, dự báo tình hình thị trường năm 2018 vẫn còn có những khó khăn do thêm một số nhà máy thép có công suất lớn đi vào sản xuất, tung ra thị trường một lượng lớn thép, dẫn tới sức ép cạnh tranh sẽ ngày một áp lực cho các đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ. Cộng với vướng mắc của chính Tổng công ty về dự án 2- Gang thép Thái Nguyên, Công ty Kim khí Hà Nội, Tấm lá Phú Mỹ... sẽ là trở lực lớn cho VNsteel.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video