Làm sao đóng tiền bảo hiểm có lợi nhất?

Trong những năm gần đây, nhu cầu bảo vệ sức khỏe và bảo vệ tài sản lớn hơn thì mọi người dần chú ý đến sản phẩm bảo hiểm để phòng trừ các rủi ro các thể gặp trong tương lai. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mẹo hữu ích để sử dụng bảo hiểm một cách có lợi nhất.

Làm sao đóng tiền bảo hiểm có lợi nhất?

Bancassurance là sản phẩm không còn mới trong khoảng 5 năm trở lại đây khi các ngân hàng "bắt tay" cùng công ty bảo hiểm để bán các sản phẩm bảo hiểm và thực hiện một số dịch vụ khác như thu phí bảo hiểm cho mạng lưới khách hàng của ngân hàng. Nhờ đó, nhiều ưu đãi hấp dẫn, thêm lựa chọn đa dạng, tiết kiệm thời gian và chi phí… là những lợi thế mà khách hàng nhận được khi mua bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.

Đầu tiên phải kể đến các ngân hàng triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại ngân hàng đó. Cụ thể, khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ (các sản phẩm thuộc công ty bảo hiểm liên kết với ngân hàng) sẽ được hoàn phí, số tiền hoàn sẽ theo một tỷ lệ nhất định dựa trên giá trị sản phẩm bảo hiểm chủ thẻ tham gia.

Chẳng hạn, ngân hàng Vietcombank từ ngày 15/3/2022 triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền lên đến 11 triệu đồng cho khách hàng tham gia bảo hiểm FWD tại Vietcombank. Ngân hàng Sacombank cũng lì xì cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm trong dịp đầu năm, đồng thời khách hàng sẽ được hoàn tối đa 15% phí bảo hiểm vào tài khoản thanh toán nếu đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác tại Sacombank (tiền gửi, tiền vay, thẻ tín dụng,…)

Thứ hai, sử dụng thẻ tín dụng cho sản phẩm bảo hiểm khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích như tiết kiệm được một số tiền nhất định khi mua bảo hiểm hoặc khi thanh toán phí bảo hiểm hàng năm.

Mức hoàn tiền thông thường khi thanh toán phí bằng thẻ tín dụng có thể dao động trong khoảng 1%-8% tùy từng ngân hàng. Giả sử bạn tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với phí đóng mỗi năm là 30 triệu. Bạn sử dụng thẻ hoàn tiền 5%. Vậy mỗi năm bạn được hoàn 1,5 triệu, 10 năm bạn được giảm 15 triệu tiền phí bảo hiểm. Thay vì đóng phí bảo hiểm bằng tiền mặt, việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán không chỉ là cách tận dụng nguồn vốn miễn phí (lên tới 55 ngày) từ ngân hàng một cách thông minh, mà hơn thế, khách hàng còn được hưởng nhiều quyền lợi có giá trị lớn từ các chính sách ưu đãi đi kèm.

Không ít người nghĩ rằng việc tham gia bảo hiểm phải bỏ ra một khoản tiền lớn đóng phí từ đầu, điều đó làm triệt tiêu động lực sử dụng sản phẩm bảo vệ này. Tuy nhiên trong trường hợp không muốn chi trả khoản tiền lớn trong 1 thời điểm, khách hàng có thể tham gia mua bảo hiểm trả góp. Thậm chí, có ngân hàng còn hỗ trợ khách hàng mua bảo hiểm với giải pháp trả góp 0%. Ví dụ như ngân hàng PVCombank cho phép khách hàng lựa chọn hình thức trả góp với lãi suất chỉ 0% trong thời gian lên tới 9 tháng qua khi thanh toán phí qua thẻ tín dụng.

Một mẹo khác là người dùng có thể tận dụng được từ việc gia hạn đóng phí bảo hiểm. Tại Việt Nam, thời gian gia hạn đóng phí phổ biến là 60 ngày, cho phép người mua bảo hiểm có thể chậm nộp phí trong vòng 60 ngày kể từ ngày đến hạn đóng phí. Trong khoảng thời gian này, hợp đồng được duy trì hiệu lực và toàn bộ quyền lợi vẫn được đảm bảo. Đây là một quyền lợi hữu ích dành cho người tham gia bảo hiểm. Nhờ vào điểm này, người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng vốn trong thời gian 2 tháng gia hạn với các mục đích khác (có thể gửi tiết kiệm sinh lời hoặc đem đi đầu tư), sau đó sẽ hoàn tất việc đóng phí vào ngày hạn cuối.

Bảo hiểm nhân thọ không còn quá xa lạ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và tận dụng được những ưu đãi có thể nhận được. Ngoài kênh phân phối truyền thống là các đại lý bảo hiểm, hiện nay nhiều người có thể chọn mua bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng với nhiều lợi ích đem lại từ sự thuận tiện cho đến những ưu đãi của ngân hàng

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video