Khởi công các gói thầu cuối cùng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Các gói thầu nhánh phía đông của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài 25 km với vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng vừa được khởi công. Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Sáng 8/11, tại huyện Long Thành (Đồng Nai), Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cùng các đơn vị chức năng tổ chức khởi công xây dựng các gói thầu cuối cùng nhánh phía Đông của Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Các gói thầu này có tổng chiều dài trên 25 km bao gồm xây dựng đường cao tốc, các hệ thống cầu và cầu cạn. Tống vốn đầu tư những gói này trên 2.500 tỷ đồng.
[caption id="attachment_73549" align="aligncenter" width="660"] Lãnh đạo Bộ GTVT cùng lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai động thổ khởi công dự án. Ảnh: N.A.[/caption]

Đường cao tốc các gói thầu cuối được thiết kế theo tiêu chuẩn loại A với 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h. Dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2020.

Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT nói rằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là mắt xích quan trọng trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam ở phía Đông. Khi hoàn thành, tuyến này kết nối vùng ĐBSCL với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài 57,7 km từ tỉnh Long An qua TP.HCM và Đồng Nai

Theo VEC, toàn dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được Thủ tướng phát lệnh khởi công hồi tháng 7/2014 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

Dự án có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khai thác những thế mạnh kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch của các tỉnh Đồng Nai, Long An và TP.HCM.

Cao tốc này cũng đóng vai trò quan trọng trong kết nối giao thông liên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết nối các hệ thống cảng nước sâu trong khu vực, sân bay, và giảm thiểu áp lực giao thông quốc lộ 1.

Theo Ngọc An Zing news

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video