Hòa Phát: Từ tháng 5, nhu cầu thép bắt đầu giảm

Trong 5 tháng đầu năm, Thép Hòa Phát đã tiêu thụ gần 680 nghìn tấn. Từ tháng 5, nhu cầu về thép bắt đầu giảm do lượng tồn kho đầu cơ từ các tháng trước vẫn còn, thị trường dân dụng tiêu thụ chậm do đang bước vào mùa vụ thu hoạch nông sản.

Trong tháng 5 vừa qua, thép xây dựng Hòa Phát đạt sản lượng gần 134.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2015. Lũy kế 5 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 679.424 tấn, cao hơn 18% so với sản lượng 575.710 tấn tiêu thụ 5 tháng đầu năm 2015. Thị phần thép Hòa Phát đạt 20,3%.

co cau tieu thu thep HP

Thép Hòa Phát đã xuất khẩu xấp xỉ 7.800 tấn trong 5 tháng vừa qua, đóng góp 1% tổng sản lượng tiêu thụ và đang từng bước nâng kim ngạch xuất khẩu qua mỗi tháng sang các nước ASEAN – thị trường xuất khẩu thép chính của Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng và đang phải cạnh tranh gay gắt với thép Trung Quốc. Ngoài ra, thép Hòa Phát cũng tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Australia. Với thị trường trong nước, bắt đầu từ tháng 5, nhu cầu về thép bắt đầu giảm do lượng tồn kho của các đại lý, nhà phân phối đầu cơ từ các tháng trước vẫn còn, thị trường dân dụng tiêu thụ chậm do đang bước vào mùa vụ thu hoạch nông sản, gián tiếp ảnh hưởng đến nhân công ngành xây dựng… Việc tiêu thụ thời gian tới sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng và sản lượng nhiều khả năng sẽ tương tự như tháng trước.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, tình hình tiêu thụ thép xây dựng đang đi vào đúng nhu cầu thực. Sản lượng thép xây dựng sản xuất ra trong tháng 5 đạt mức kỷ lục với 757.656 tấn, cao hơn mức sản lượng đạt được hồi tháng 3/2016. Tuy nhiên, sản lượng bán hàng tháng 5/2016 chỉ đạt 593.211 tấn, giảm 41% so với tháng 3.

Mới đây, vào chiều 16/6/2016 tại TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư phối hợp với Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) đã tổ chức lễ công bố danh sách và tôn vinh Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (Top 50). Hòa Phát vinh dự nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp được xếp hạng 5 năm liên tiếp.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video