HDBank cho vay lại gần 3.000 tỷ đồng vốn ODA

Ngân hàng HDBank và Công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai vừa ký kết hợp đồng cho vay lại gần 3.000 tỷ đồng (14.910 triệu JPY) vốn vay ODA từ JICA để thực hiện Dự án xây dựng hệ thống cấp nước Nhơn Trạch Đồng Nai (giai đoạn 2).

HDBank ODA

Dự án xây dựng hệ thống cấp nước Nhơn Trạch Đồng Nai giai đoạn 2 có tổng mức vốn đầu tư khoảng 3.567 tỷ đồng. Trong đó, HDBank cho vay lại từ nguồn vốn ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) gần 3.000 tỷ đồng (14.910 triệu JPY), chiếm 82,75% tổng phương án. Thời hạn cho vay lại để thực hiện dự án là 25 năm, thời gian ân hạn là 7 năm.

Sau lễ ký kết, hợp đồng cho vay lại sẽ được triển khai nhằm bổ sung vốn đầu tư cho Dự án xây dựng hệ thống cấp nước Nhơn Trạch Đồng Nai giai đoạn 2. Dự kiến, dự án thực hiện trong 7 năm kể từ năm 2016, sẽ hoàn thành mục tiêu nâng công suất từ 100.000m3/ngày lên 200.000m3/ngày, đáp ứng nhu cầu đang gia tăng về nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh cho các hộ dân, doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.

Là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được Chính phủ và Bộ Tài chính lựa chọn là cơ quan cho vay lại đối với vốn vay ODA từ JICA của Nhật Bản đối với Dự án xây dựng hệ thống cấp nước Nhơn Trạch Đồng Nai giai đoạn 2, HDBank đã trực tiếp thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án và sau khi hợp đồng được ký kết sẽ thực hiện các thủ tục giải ngân, thu nợ, lãi, phí... cũng như kiểm tra, giám sát và quản lý toàn bộ quá trình sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi giải ngân.

Chia sẻ tại lễ ký kết, ông Trần Hoài Nam – Phó Tổng Giám Đốc HDBank cho biết thêm, ngoài nguồn vốn cho vay lại từ JICA, HDBank còn được đánh giá sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi từ các nguồn JBIC, World Bank... cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các năm qua.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video