Hanwha Life Việt Nam tiếp tục chiến lược đa dạng kênh bán bảo hiểm

Hanwha Life Việt Nam công bố ký kết hợp tác chiến lược với nhà phân phối Công ty TNHH Worldlink Việt Nam để tư vấn và giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Trước đó, vào ngày 10/7, Hanwha Life Việt Nam cũng đã ký kết thỏa thuận chiến lược với Công ty TNHH BOM Finance Service Việt Nam.

Theo thỏa thuận hợp tác, Worldlink và BOM sẽ trở thành đối tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm của Hanwha Life Việt Nam đến các khách hàng thông qua kênh phân phối của Worldlink và BOM.

Sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên kênh phân phối dịch vụ tài chính toàn diện và rộng khắp nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng.

Đồng thời, giúp Hanwha Life Việt Nam đa dạng và mở rộng kênh phân phối thông qua đại lý tổ chức (Corporate agency) bên cạnh các kênh đã có như bán bảo hiểm qua ngân hàng và đại lý tư vấn tài chính truyền thống.

Theo ông Back Jong Kook – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Hanwha Life Việt Nam,  việc mở rộng triển mạng lưới và đa dạng kênh phân phối luôn là một mục tiêu quan trọng của Hanwha Life trong chiến lược kinh doanh của mình tại thị trường Việt Nam.

Mục đích của hợp tác này không nằm ngoài mong muốn giúp khách hàng tiếp cận các sản phẩm tài chính tiên tiến một cách thuận lợi và chuyên nghiệp nhất.

Hiện Hanwha Life Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nảo hiểm nhân thọ đi đầu trong hoạt động đa dạng hóa kênh phân phối và mở rộng mạng lưới.

Năm 2017, Hanwha Life Việt Nam đã hợp tác với Shinhan Bank và Woori Bank để phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh phân phối của hai ngân hàng này. Trước đó, Hanwha Life Việt Nam cũng đã ký kết hợp tác cùng Công ty TNHH Movin để phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua công ty Movin.

N.Lan
Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video