Giám đốc Marketing TGDĐ: BigC yêu cầu chúng tôi rút 22 cửa hàng vì Central Group đã có Nguyễn Kim bán điện thoại

Đại diện Thế giới Di động cho hay, Big C đã yêu cầu Thế giới Di động rút 22 cửa hàng trong hệ thống Big C vì Nguyễn Kim bán chung mặt hàng với TGDĐ.

BigC Nguyen Kim

Thế Giới Di Động cho biết, sau khi Big C về tay Central Group của Thái Lan, chuỗi siêu thị này đã yêu cầu Thế Giới Di Động rút toàn bộ 22 cửa hàng ra khỏi Big C.

Tuy nhiên, theo Thế Giới Di Động, do 22 cửa hàng này đóng góp tỷ trọng nhỏ so với 1.000 cửa hàng bên ngoài nên không có tác động đáng kể nào đến sự tăng trưởng doanh thu của công ty trong tháng 8.

Như vậy, do giảm 22 cửa hàng trong Big C nên trong tháng 8, số cửa hàng chuỗi thegioididong.com chỉ tăng 2 cửa hàng, trong khi trung bình mỗi tháng công ty mở thêm hàng chục cửa hàng. Tổng số cửa hàng đến cuối tháng 8 là 880 cửa hàng.

Anh Đặng Thanh Phong, Giám đốc Marketing của Thế giới Di Động, cho biết, hiện BigC thuộc sở hữu của Tập đoàn Thái Lan Central Group, mà Central Group đã mua lại 49% của Nguyễn Kim (Central Group mua 49% cổ phần của Nguyễn Kim hồi tháng 1/2015 - PV). Vì vậy, trong mặt bằng BigC, Nguyễn Kim đang bán mặt hàng giống với Thế giới Di động. Do đó, hai bên có mâu thuẫn về mặt lợi ích kinh doanh nên Thế giới Di động phải rút ra khỏi hệ thống của BigC.

Trước đó, Thế giới Di động đã ký hợp đồng với Big C và đến thời điểm hiện tại, Big C yêu cầu Thế giới Di động rút mặt hàng ra khỏi hệ thống theo thỏa thuận.

"Tôi nghĩ động thái này không có gì to tát vì đó mới là kinh doanh. Kinh doanh thì có cạnh tranh và có những quy định riêng. Trước đây, công ty thỏa thuận với Big C để được vào đó bán. Khách hàng vào đó sắm đồ có thể ghé coi điện thoại, mua card điện thoại. Giờ Central Group cũng bán những mặt hàng giống của chúng tôi nên chúng tôi phải rút", anh Phong nói.

Tính đến hết tháng 8/2016, Thế giới Di động đạt doanh thu 27.028 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chuỗi Thế giới Di động đạt doanh thu 19.399 tỷ đồng, tăng 53% và Điện máy Xanh 7.629 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video