Giải mã cổ phiếu Traphaco

Bất chấp những vướng mắc đã diễn ra trước đây trong ĐHĐCĐ của Traphaco (TRA- HoSE) liên quan đến vị trí Chủ tịch HĐQT và phía đại diện vốn Nhà nước SCIC, mà một phần trong đó là kế hoạch thoái vốn của SCIC tại DN cũng chưa “động đậy” thì trong xu thế hấp dẫn chung của ngành Dược, TRA vẫn là cổ phiếu ưa thích của các nhà đầu tư dài hạn lẫn lướt sóng.

[caption id="attachment_41586" align="aligncenter" width="588"]Biểu đồ tăng trưởng 5 năm của TRA – Nguồn: IMS Health, Companyies’ data, TRA Biểu đồ tăng trưởng 5 năm của TRA – Nguồn: IMS Health, Companyies’ data, TRA[/caption]

Đầy hấp dẫn, Traphaco liệu có rào cản nào?

Trong nhóm cổ phiếu y tế, dược phẩm đang niêm yết, TRA là một trong những DN có thị giá cao nhất hiện nay. Thống kê của Chứng khoán VietinbankSC cho biết nhìn tổng quan, ngành Dược trong vòng 12 tháng qua đã có biến động cao nhất so với 12 ngành lớn còn lại trên sàn, ở mức 69,05%.

Theo ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu VietinbankSC, có 3 yếu tố khiến ngành Dược tăng trưởng giá mạnh:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh cốt lõi phát triển bền vững (Báo cáo BMI Quý III/2016 dự kiến doanh thu thuần của ngành đạt 4,61 tỷ USD, tăng hơn 9% cùng kì năm trước). Tốc độ tăng trưởng ngành tuy thấp hơn giai đoạn trước 2015 nhưng dự kiến từ 2016 đến 2020 vẫn duy trì 11,8%. Theo đó, các DN lớn đều duy trì thị phần ổn định với Vimedimex chiếm 13%, Dược Hậu Giang chiếm 4%, Traphaco cùng 1 số DNNY đều sở hữu lần lượt 1,03% -1%, còn lại của các DN khác.

Traphaco, dù chỉ chiếm 1,03% thị phần, song cần lưu ý rằng đây là thương hiệu dẫn đầu về dược phẩm dược liệu – theo tiêu chí “Dược phẩm xanh”, hay còn gọi là Đông dược, đi một con đường gần như riêng biệt và khác với những DN Tân dược khác. Do đó có thể nói áp lực cạnh tranh trung bình – cao trong ngành đối với Traphaco sẽ thấp hơn so với những DN khác.

Thứ hai, kỳ vọng Luật Dược sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tháng 4/2016 và có hiệu lực thi hành vào 2017 sẽ thay đổi nhiều điều kiện kinh doanh theo hướng tích cực cho các DN trong ngành. Một loạt các thương vụ M&A ngành Dược thời gian qua cho thấy xu thế đón đầu thời điểm Luật Dược sửa đổi có hiệu lực của các nhà đầu tư tổ chức, các DN lớn đa quốc gia trong ngành Y tế Dược phẩm toàn cầu.

Thứ ba, việc nới room khối ngoại. Trong thời gian qua, cổ phiếu ngành Dược đã ào ào tăng trưởng thể hiện qua biến động giá như phân tích, một phần nguyên do được cho là hiệu ứng thông tin nới room phản ánh vào giá. Domesco là DN dẫn đầu về mức tăng trưởng giá. Tiếp sau là Dược Hậu Giang. Traphaco tuy chưa thông qua nới room khối ngoại, nhưng với room ngoại hiện hữu 49% luôn phủ kín, nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng TRA sẽ nối gót bước thử nghiệm nới room 100% của Domesco, Dược Hậu Giang, để tăng thêm nguồn lực từ bên ngoài và gia tăng sức mạnh DN.

Dù vậy, vẫn phải nói lại, với các DN trong ngành Dược, yếu tố nới room khối ngoại lên 100% không hoàn toàn thuận. Ông Nguyễn Quang Thuân, TGĐ StoxPlus nhận định rằng cái vướng của DN Dược hiện tại sẽ là nếu tăng room khối ngoại và bị nhìn nhận như DN nước ngoài (trên 51% sở hữu thuộc khối ngoại) thì sẽ không được đưa trực tiếp sản phẩm cung cấp vào các bệnh viện VN. Traphaco có lẽ cũng sẽ vướng rào điều này. Nên khả năng sau giai đoạn thông tin nới room đã phản ánh đủ vào giá, chỉ những DN có lợi nhuận tốt như Traphaco, Dược Hậu Giang… mới tiếp tục duy trì mức tăng đều. Tất nhiên, kỳ vọng giá “phi mã” cần được đánh giá thận trọng.

SCIC: Vướng chân hay tăng hứa hẹn?

Tách ra khỏi câu chuyện của nhóm ngành, TRA hiện cũng đang có một số vấn đề mà nhà đầu tư đang hết sức quan tâm.

Một trong những vấn đề đó là sự hiện của SCIC với hơn 35% cổ phần sở hữu tại đây. TRA hiện không thuộc danh mục 10 DN lớn mà chính phủ yêu cầu SCIC phải thoái vốn cổ phần vào năm ngoái. Theo kế hoạch của SCIC, TRA vì vậy đang thuộc nhóm DN được “giữ lại”. Có nghĩa rằng hết năm nay và có thể cả 2017, thậm chí xa hơn, SCIC sẽ không thoái vốn khỏi TRA. Điều này cũng đồng nghĩa nếu TRA có thông qua câu chuyện nới room 100% khối ngoại, cũng sẽ giảm bớt sức hấp dẫn nếu một khi SCIC chưa lên tiếng bán vốn. Việc phát hành tăng vốn cổ phần của TRA do đó, ở hình thức nào, đều sẽ bị vướng chân SCIC, khi đơn vị đại diện nhà nước không muốn chấp nhận nguy cơ pha loãng và giảm tỷ lệ sở hữu – giảm quyền phủ quyết của cổ đông nhà nước.

Tín hiệu tích cực là Traphaco đã và đang thực thi một số các thương vụ M&A để mở rộng nguồn cung dược liệu và thị trường như: CTCP Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk (DBM) CTCP Dược vật tư Y tế Quảng Trị, CTCP Dược – Vật tư Y tế Thái Nguyên… Riêng khoản đầu tư vào Vật tư Y tế Thái Nguyên hiện đang được Traphaco đặt mục tiêu bán vốn, cơ cấu lại danh mục để tập trung phát triển ở những thị trường ưu tiên. Hiện, theo ghi nhận số liệu từ VietinbankSC, TRA đang có 20 chi nhánh, 30 đại lý, 23.000 cửa hàng và kế hoạch dự kiến mở rộng nguồn cung từ nhà máy mới Traphaco Hưng Yên sản xuất theo tiêu chuẩn EU-GMP với 900 triệu đơn vị SP/năm dự kiến sẽ khai thác vào 2017. Đây là một lợi thế cho DN ở cả “hai chân” phân phối trên sân nhà nội địa lẫn xuất khẩu các sản phẩm “dược phẩm xanh” đến các quốc gia có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, vượt qua rào cản kỹ thuật về nhập khẩu y tế – dược phẩm như khối EU và các thị trường phát triển khác.

Theo chia sẻ của đại diện Traphaco, họ đang là DNNY lớn thứ 2 trong ngành Dược và đặc biệt tự tin về dư địa, tiềm năng tăng trưởng. “Chúng tôi có HĐQT chuyên nghiệp, tâm huyết, hiệu quả tài chính vững mạnh, sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội kinh doanh. Trong tương lai tới 2020, TRA đặt tầm nhìn sẽ là DN Dược hàng đầu VN về vốn hóa, doanh thu và lợi nhuận”.

Với mục tiêu này, có lẽ bên cạnh kế hoạch khai thác những lợi thế sẵn có như nền tảng được nêu, nhà máy tương lai và sự ổn định doanh thu từ thị trường phân phối thương mại (OTC) với thị lớn, TRA cũng sẽ phải tính chuyện tăng quy mô bằng mọi phương thức, nguồn lực. Nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhìn các quyết định trong tầm nhìn chiến lược của TRA tới đây, trong đó có lá phiếu biểu quyết của SCIC về việc mở rộng cửa tăng vốn, để đón những “tín hiệu xanh” với cổ phiếu Đông dược.

Theo Lê Mỹ DĐDN

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video