Dự án cao ốc SJC giảm từ 54 tầng xuống 46 tầng, không còn chức năng căn hộ bán

UBND TP.HCM đã chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và phương án kiến trúc công trình dự án Tháp SJC giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, quận 1.

Cụ thể, giảm chiều cao công trình từ 208m xuống còn 199,8m với tầng cao từ 54 tầng xuống còn 46 tầng; chuyển chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ bán và cho thuê thành chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ cho thuê (không còn chức năng căn hộ bán).

Năm 2005, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương giao Công ty Vàng bạc Đá quý TP.HCM (Công ty SJC), thực hiện dự án khu tứ giác Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực ở quận 1, với mục đích làm cao ốc văn phòng , thương mại, căn hộ (còn gọi là tháp SJC) với quy mô sau điều chỉnh gồm 6 tầng hầm, 54 tầng nổi với chức năng văn phòng, khách sạn, thương mại – dịch vụ, căn hộ bán và cho thuê, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Khu đất tứ giác nói trên rộng 3.805 m2 gồm 2 phần; trong đó, một phần do Công ty SJC nhận chuyển nhượng từ Công ty Cosevina vào năm 1992 (diện tích 2.003 m2), phần còn lại do các tổ chức, cá nhân khác quản lý, sử dụng.

Sau khi có chủ trương của UBND thành phố cho phép triển khai hợp tác đầu tư dự án tháp SJC, Công ty SJC đã liên danh với đối tác nước ngoài nhưng không thành.

Hiện dự án này về tay Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương do liên doanh sau sở hữu: Công ty SJC sở hữu 40% vốn điều lệ, Công ty cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam sở hữu 18% vốn điều lệ và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star sở hữu 42% vốn điều lệ.

Công ty CP Sài Gòn Kim Cương được thành lập từ năm 2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0305244843 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 02/10/2007. Năm 2007, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương xây dựng công trình tháp SJC.

Dự án Tháp SJC tọa lạc tại vị trí khu lõi trung tâm của trung tâm thành phố với những hoạt động thương mại và văn hóa sầm uất nhất. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng, dự kiến sẽ được triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng sau 4 năm thực hiện. Khi dự án hoàn thành sẽ là một công trình kiến trúc hiện đại, phù hợp với cảnh quan khu vực và góp phần vào sự phát triển về môi trường kinh doanh của thành phố.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video