Điện lực Dầu khí vẫn nhận lãi khoản tiền gửi bị phong tỏa ở OceanBank

Lãnh đạo PVPower khẳng định vẫn nhận lãi đều đặn từ khoản tiền gửi 17 tỷ đồng đang bị phong tỏa ở OceanBank. 

Tại hội thảo cơ hội đầu tư chiều 16/1, nhà đầu tư chia sẻ sự lo lắng về khoản tiền gửi của Tổng công ty Điện dầu khí Việt Nam (PVPower) tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Trước băn khoăn này, ông Hồ Công Kỳ - Chủ tịch Hội đồng thành viên cho hay, khoản tiền gửi tại OceanBank rất thấp, 17 tỷ đồng và hiện được phong toả theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

"So với vốn điều lệ trên 23.400 tỷ đồng thì khoản tiền gửi 17 tỷ này rất thấp. Chúng tôi vẫn nhận được lãi đều đặn từ ngân hàng. Khoản tiền này được giải toả hay không sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước", ông Kỳ trấn an nhà đầu tư.

Bổ sung thêm ông Đinh Văn Sơn, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chia sẻ, hiện tập đoàn này cũng có khoản gửi tại OceanBank và hoàn toàn yên tâm, được nhận lãi bình thường.

[caption id="attachment_81616" align="aligncenter" width="500"] Theo kế hoạch sau IPO bán 20%, PVPower sẽ tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược bán 28,88%[/caption]

Về kế hoạch thoái vốn sở hữu ở các công ty thuỷ điện sau cổ phần hoá, ông Hồ Công Kỳ thừa nhận doanh nghiệp có kế hoạch này, tuy nhiên cuối năm 2017 PVPower đã trình tập đoàn PVN kế hoạch điều chỉnh việc thoái vốn và đã được chấp nhận. "Trước mắt chúng tôi thoái vốn 51% tại thuỷ điện Hủa Na và Đăk Đrinh", ông Kỳ nói.

Nói thêm, ông Nguyễn Xuân Hoà cho biết, sau khi hoàn thành cổ phần hoá, việc quyết định doanh nghiệp đầu tư vào đâu, thoái vốn dự án nào hay tăng vốn ra sao sẽ do chính các cổ đông quyết định tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông.

Liên quan tới mối liên hệ với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, lãnh đạo PVPower khẳng định, doanh nghiệp này không có liên quan gì. Từ năm 2011, chủ đầu tư dự án này là Tập đoàn Dầu khí. Hiện tại dự án nhiệt điện này đã hoàn tất 81% hạng mục, dự kiến vận hành tổ máy đầu tiên vào cuối 2018, đầu 2019.

"Về mặt doanh nghiệp PVPower không liên quan gì tới dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Nếu thời gian tới được cổ đông đồng ý, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho dự án này", ông Hoà nói thêm.

Theo kế hoạch cổ phần hoá PVPower đã được Chính phủ phê duyệt, PVN vẫn nắm giữ 51% vốn tại PVPower. Giải thích điều này, theo lãnh đạo PVPower, hiện doanh nghiệp vẫn còn khoản vay tại các tổ chức tín dụng cho dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 tới năm 2025. Trường hợp PVN, PVPower thoả thuận với các ngân hàng được trả nợ trước thời hạn, cơ cấu lại nợ trước thời hạn, PVN sẽ lên cấp có thẩm quyền thoái vốn xuống dưới 51%.

Mỗi năm dự án này phải trả cả gốc và lãi vay ngân hàng khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó 1.000 tỷ nợ gốc. Năm 2017 Nhiệt điện Vũng Áng lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng, đủ trả nợ vay.

"Chúng tôi đang cố gắng hoàn thành quyết toán dự án này trong năm 2018 để đàm phán giá điện chính thức với Tập đoàn Điện lực Việt Nam", Chủ tịch PVPower chia sẻ.

Theo phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt, trong 5 tổng công ty phát điện thì PVPower có cấu trúc tài chính an toàn với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu khoảng 60/40, nghĩa là có 2 đồng thì doanh nghiệp đi vay 3 đồng, trong khi các doanh nghiệp khác cùng ngành tỷ lệ này là 70/30, thậm chí 90/10 (có một đồng vay 10 đồng).

Lợi nhuận doanh nghiệp này sẽ tăng trưởng nhờ giảm khấu hao và lãi vay trong 3 năm tới. Dòng tiền trả nợ gốc hàng năm lớn sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí tài chính trong các năm tiếp theo. Cùng với đó 2 nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau 1 và 2 sẽ hết khấu hao vào năm 2019, giúp doanh nghiệp này tiết kiệm chi phí 500 tỷ đồng.

"Các hợp đồng cung ứng điện dài hạn cả đời dự án trong khi dòng tiền trả nợ gốc hàng năm cao khiến chi phí lãi vay giảm mạnh qua từng năm, và một số nhà máy hết khấu hao trong 2 năm nữa sẽ giúp doanh nghiệp này có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan”, chứng khoán Bảo Việt phân tích.

Dự kiến khi các dự án điện đi vào vận hành ổn định, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng gấp đôi, lên mức 4.300 tỷ đồng vào năm 2019.

Năm 2017, PVPower sản xuất hơn 20,5 triệu kWh, doanh thu gần 31.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.503 tỷ. Ngày 31/1 tới doanh nghiệp này sẽ bán đấu giá công khai (IPO) 20% trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX), bán ưu đãi cho người lao động khoảng 0,118% và sau đó sẽ bán 28,88% cho nhà đầu tư chiến lược.

Giá khởi điểm IPO là 14.400 đồng một cổ phiếu. Hiện đã có 30 nhà đầu tư chiến lược mong muốn mua cổ phần, trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp này. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo quy định tại thời điểm thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

Theo Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video