Địa ốc Phú Long và PVGas sẵn sàng mua lại khoản nợ của PVE tại Vietcombank để gia tăng sở hữu

PVGas Tower đã được khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 và đi vào hoạt động từ 16/7/2011. Tỷ lệ lấp đầy hiện là 90%.

Địa ốc Phú Long và PVGas sẵn sàng mua lại khoản nợ của PVE tại Vietcombank để gia tăng sở hữu

Như chúng tôi đã thông tin, Vietcombank chi nhánh TPHCM vừa thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh và các phụ lục đính kèm ký giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam - PVGAS, Công ty Cổ phần địa ốc Phú Long và Tổng Công ty Tư Vấn Thiết Kế Dầu Khí – Công ty Cổ phần (PVE).

Số tài sản này được Vietcombank chào bán với giá khởi điểm hơn 419 tỷ đồng và được phân loại về dạng bất động sản.

Được biết, quyền tài sản mà Vietcombank rao bán liên quan đến hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng Cao ốc văn phòng Dragon Tower (nay đã đổi tên thành PVGas Tower) được ký giữa PVGas, Tổng Công ty PVC và Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long. 

Cao ốc PVGas Tower là một trong những toà nhà văn phòng đẹp nhất của TP. Hồ Chí Minh, " Cao ốc xanh" đạt giải kiến trúc quốc tế với thiết kế thân thiện với môi trường. 

Tọa lạc tại Nam Saigon, Được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích 7.441m2, Cao ốc văn phòng PVGas Tower cao 15 tầng với 22.615m2 sàn văn phòng cùng 8.680m2 sàn diện tích trung tâm thương mại dịch vụ. PVGas Tower là liên doanh giữa Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PVE) và Công ty Cổ Phần Địa ốc Phú Long cùng làm chủ đầu tư.

PVGas Tower đã được khởi công xây dựng từ tháng 6/2009 và đi vào hoạt động từ 16/7/2011. Tỷ lệ lấp đầy là 90%.

Theo nguồn tin riêng chúng tôi có được, Phú Long và PVGas sẵn sàng mua khoản nợ của PVE tại Vietcombank để gia tăng tỉ lệ vốn góp tại Dragon Tower (PVGas Tower).

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video