DAP – VINACHEM tiếp tục báo lỗ trong sáu tháng đầu năm

Doanh thu sụt giảm, nhà máy hoạt động với công suất thấp khiến chi phí giá thành sản xuất của DDV vẫn ở mức cao. Biên lãi gộp trong 6 tháng chỉ ở mức 2,5%.

Trong khi hầu hết các DN kinh doanh phân bón khác đều hồ hởi báo lãi đậm thì Công ty cổ phần DAP – VINACHEM lại đang tiếp tục kinh doanh thua lỗ trong 6 tháng đầu năm nay.

Báo cáo tài chính quý II/2017 của Vinachem cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý II giảm 17,54% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 406 tỷ đồng. Nguyên nhân được DDV đưa ra là do giá bán và sản lượng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước,sản lượng DAP tiêu thụ quý II/2017 chưa đầy 50.000 tấn, giảm 13.636 tấn so với cùng kỳ.

Dù vậy, do trong quý II/2017, DDV tăng sản lượng sản xuất lên 61.100 tấn so với mức chưa đầy 25.000 tấn của cùng kỳ năm trước giúp giá thành sản xuất giảm 10%. Theo đó, DDV đã giảm từ mức lỗ 176 tỷ cùng kỳ xuống còn 17 tỷ đồng trong năm nay.

Nguyên nhân chính khiến DDV giảm lỗ là do giá vốn hàng bán trong quý II/2017 giảm 199 tỷ đồng so với quý II/2016, ở mức 397 tỷ đồng do giá thành sản xuất giảm khi đẩy sản lượng sản xuất tăng.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tình hình kinh doanh của DDV có tín hiệu cải thiện với doanh thu tăng 14,5% lên 920 tỷ đồng. Biên lãi gộp Lỗ lũy kế trong 6 tháng của chỉ còn 55 tỷ đồng so với mức lỗ 213 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Dù giảm bớt lỗ nhưng đại diện DDV vẫn thừa nhận rằng, tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công việc tiêu thụ sản phẩm, giá bán chưa có chiều hướng tăng…

Hiện tại, mức vốn điều lệ của DDV là 1.461 tỷ đồng, chỉ thấp hơn so với 2 ông lớn cùng ngành là Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau. Vốn của DDV cũng lớn hơn nhiều so với 2 DN cùng một mẹ là phân bón Lâm Thao và Bình Điền.Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của DDV những năm qua là rất tệ hại.

Riêng 2016 là năm DDV ghi nhận mức lỗ đậm nhất khi chỉ đạt sản lượng tiêu thụ 168.000 tấn so với kế hoạch bằng với công suất thiết kế là 330.000 tấn. Doanh thu tiếp tục giảm mạnh so với năm 2015, chỉ đạt 1.319 tỷ đồng dẫn đến mức lỗ 470 tỷ đồng. Cho đến thời điểm 30/06/2017, lỗ lũy kế của DDV là 521 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video