Công ty Cổ phần Du lịch An Giang trở thành thành viên thứ 16 của Tập đoàn Sao Mai

Ngày 12/12, tại Trung tâm Hội nghị khách sạn Đông Xuyên - TP. Long Xuyên đã diễn ra buổi lễ ra mắt “Công ty Cổ phần du lịch An Giang trở thành thành viên thứ 16 của Tập đoàn Sao Mai”. Đến tham dự có hơn 600 khách mời là nguyên lãnh đạo các cấp, lãnh đạo UBND, tỉnh uỷ, các sở ngành, đoàn thể của tỉnh, lãnh đạo các thành phố huyện thị trong tỉnh, các Ngân hàng và đối tác của Tập đoàn.

BLD Cty CP Du lich An Giang

Đây cũng là nghi thức để giới thiệu với lãnh đạo chính quyền địa phương cùng khách hàng, đối tác của Tập đoàn về một diện mạo hoàn toàn mới của công ty cả về hình thức lẫn nội dung.

Sự kiện ngày 12/12 được xem là “cột mốc” quan trọng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, mở ra một cánh cửa mới cho công ty này. Với tiềm lực tài chính dồi dào và mạng lưới du lịch rộng khắp, Tập đoàn Sao Mai chắc chắn sẽ thổi luồng sinh khí cho Công ty Cổ phần du lịch An Giang phát triển bay cao, bay xa hơn nữa trong thời gian tới. Đáp ứng ý chí phát triển du lịch mãnh liệt của lãnh đạo tỉnh nhà.

Cùng 12/12/2016, tại đây Công ty cổ phần Du lịch An Giang đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường thông qua một số nội dung quan trọng; Bao gồm bầu Hội đồng quản trị (HĐQT), đề cử Ban Tổng giám đốc mới; Sửa đổi điều lệ công ty và đề ra chiến lược kinh doanh trong 5 năm tiếp theo, từ đó có những biện pháp cụ thể để vận hành công ty đạt được hiệu quả cao nhất.

Theo đó, vì ngày 25/11/ 2016 toàn bộ cổ phiếu của Công ty Cổ phần du lịch An Giang do Công ty Cổ phần và Đầu tư phát triển Nguyễn Kim sở hữu đã được chuyển sang cho Tập đoàn Sao Mai với giá trị thanh toán gần 63 tỷ đồng, nên cơ cấu cổ đông có thay đổi. Đại hội đã bầu Hội đồng quản trị mới gồm 7 thành viên. Trong đó, Bà Lê Thị Nguyệt Thu phó TGĐ Tập đoàn Sao Mai được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Tấn Sơn được tái bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Du lịch An Giang nhiệm kỳ 2016-2020.

Trần Kiệt

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video