Cổ tức về đến tài khoản, cổ đông LPB ôm lỗ ngay 12%

Hôm nay 4/10, gần 129 triệu cổ phiếu LPB trả cổ tức cho cổ đông về tài khoản, các nhà đầu tư chính thức có thể bán số cổ phiếu này nhưng với giá "sale off".

Cổ tức về đến tài khoản, cổ đông LPB ôm lỗ ngay 12%

Cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa tìm lại được sắc xanh trong phiên giao dịch hôm nay 04/10 dù rằng đầu phiên chiều có lúc nhóm này tăng vống lên.

Đáng chú ý, hôm nay là ngày gần 129 triệu cổ phiếu LPB do Ngân hàng LienVietPostBank phát hành thêm để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 12% chính thức về tài khoản nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, niềm vui sẽ nhận cổ tức cách đây hơn 2 tháng đến nay đã không còn, thay vào đó là nỗi buồn vì tài khoản sụt giảm mạnh. 

Cách đây hơn 2 tháng, cổ đông LPB đang giữ cổ phiếu với giá quanh 26 nghìn đồng. Tuy nhiên, càng gần ngày chia cổ tức thì giá cổ phiếu càng thêm giảm, và cổ đông nào lăn chốt cổ tức tỷ lệ 12% thì giá cổ phiếu đang sở hữu bị điều chỉnh về 23.400 đồng, cùng với số cổ phần được phát hành thêm với tỷ lệ 100:12 tức mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu LPB sẽ được thêm 12 cổ phiếu với giá 23.400 đồng.

Đến ngày 4/10, số cổ phần phát hành thêm chính thức về tài khoản, cổ đông có thể bán được cổ tức nhưng giá giảm chỉ còn quanh 20.500 đồng, tương đương mức giảm hơn 12%. Thậm chí nếu cổ đông nào được chia cổ tức mà có cổ phiếu lẻ và muốn bán luôn trong ngày hôm nay còn bị bán với giá sàn 19.450 đồng, tương đương mức lỗ gần 17%.

Cổ phiếu LPB cùng chung số phận với hầu hết các cổ phiếu ngân hàng khác khi giảm liên tục suốt hai tháng qua. Triển vọng của nhóm này hiện cũng không mấy khả quan trong bối cảnh ngành ngân hàng phải hi sinh lợi nhuận để chia sẻ với các doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch, phục hồi kinh tế.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video