Cổ phiếu LPB "xanh" trong ngày đầu tiên chào sàn HoSE

Cổ phiếu LPB trong ngày giao địch đầu tiên tại HoSE khá thuận lợi khi thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm ấn tượng.

Cổ phiếu LPB "xanh" trong ngày đầu tiên chào sàn HoSE

Hôm nay ngày 09/11/2020, hơn 976,9 triệu cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chính thức chuyển từ UPCoM sang niêm yết trên sàn HoSE với giá tham chiếu 11.800 đồng, tương đương giá trị vốn hóa khi chào sàn đạt hơn 11.500 tỷ đồng.

Biên độ giá dao động trong phiên đầu tiên là +/- 20%. Như vậy nếu tăng trần thì LPB sẽ đạt 14.160 đồng/cổ phiếu còn giảm sàn là 9.440 đồng.

Trong ngày đầu giao dịch, giá cổ phiếu LPB liên tục phủ sắc xanh, có lúc lên 12.900 đồng/cổ phiếu tương đương tăng hơn 9%, còn giá thấp nhất cũng đạt 12.200 đồng. Chốt phiên, LPB đứng tại 12.350 đồng, tăng 4,66%.

Cổ phiếu LPB trong ngày giao địch đầu tiên tại HoSE khá thuận lợi khi thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm ấn tượng. VN-Index đóng cửa tăng 13,7 điểm tức 1,46% lên 951,99 điểm; HNX-Index tăng 1,65% lên 141,61 điểm và UPCoM-Index tăng 0,71% lên 64,02 điểm.

Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng giám đốc cho biết, LienVietPostBank là ngân hàng đầu tiên được niêm yết trên HoSE trong năm nay. Việc niêm yết trên SGD chứng khoán Tp.HCM sẽ giúp thanh khoản của cổ phiếu tốt hơn, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư, đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Tính đến hết 31/10/2020, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt gần 214.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đã đề ra cho cả năm.

Mới đây LienVietPostBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ hơn 9.769 tỷ đồng lên trên 10.746 tỷ đồng theo phương án đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Dự kiến ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ hiện hữu tỷ lệ 10% ngay trong quý 4 để tăng vốn.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video