Chuyên gia cảnh báo rủi ro khi đầu cơ vàng thời 'loạn giá'

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nhận định, diễn biến tăng trong nước phù hợp với giá tăng quốc tế và chủ yếu phụ thuộc vào COVID -19 cũng như căng thẳng Mỹ - Trung. Tuy nhiên, giá vàng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro

Chuyên gia cảnh báo rủi ro khi đầu cơ vàng thời 'loạn giá'

Ông Nguyễn Hoàng Minh phân tích: Trong những ngày gần đây, giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, từ mức 1.807 USD/oz vào ngày 20/7/2020 lên mức cao nhất 1.888 USD/oz trong phiên giao dịch chiều ngày 23/7/2020, mức cao kỷ lục trong vòng 9 năm qua.Chỉ riêng trong ngày 23/7/2020 giá vàng quốc tế đã tăng 39 USD/oz, tương đương mức tăng 2,1% .

Nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng quốc tế tăng cao là do số ca nhiễm COVID -19 không ngừng gia tăng ở nhiều nước, giới đầu tư kỳ vọng các nước đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19 có thể áp dụng thêm các gói kích thích kinh tế, đặc biệt sau khi EU thông qua gói cứu trợ “lịch sử” trị giá 750 tỷ Euro. Đồng đô la Mỹ đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Ngoài ra, trong ngày 23/7/2020, những diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến giá vàng tiếp tục đà tăng mạnh. 

"Trên thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC trong nước tăng theo giá vàng quốc tế, có thời điểm mức giá bán vàng miếng SJC trong nước tăng lên mức 54,9 triệu đồng/lượng trong chiều ngày 23/7/2020. Tuy nhiên, giá vàng trong nước diễn biến tăng phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế,  giao dịch mua, bán trên thị trường ở mức bình thường, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng mà còn có hiện tượng một số người dân có xu hướng bán vàng ra khi giá vàng cao", ông Minh nói.

Bình luận về xu hướng  giá vàng trong thời gian tới, ông Minh nhận định giá vàng thế giới còn diễn biến phức tạp, chủ yếu phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh COVID -19 trên thế giới cũng như diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Do vậy, giá vàng trong nước có thể biến động tăng, giảm theo giá vàng thế giới. Theo ông Minh, giá vàng trong thời gian này còn nhiều yếu tố rủi ro. 

Theo các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, nhiều khả năng giá vàng sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới, do lo ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 và đồng USD suy yếu. Goldman Sachs dự báo, giá vàng trong 6 đến 12 tháng tới sẽ chạm ngưỡng 1.900 USD/ounce và 2.000 USD/ounce.

Tháng trước, Bank of America (BofA) cũng cho rằng, giá vàng sẽ lập kỷ lục mới. Tháng 4/2020, ngân hàng này dự báo, kim loại quý này có thể chạm 3.000 USD/ounce trong tương lai.

Theo triển vọng lạc quan, vàng có thể mang lại tỷ suất sinh lợi cao trong thời gian tới. Tính từ đầu năm đến nay, nếu rót vốn vào vàng đã kiếm được mức lợi nhuận 20%, cao gấp nhiều lần so với các kênh đầu tư khác trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều khuyên thận trọng bởi lịch sử các cơn sốt vàng đều cho thấy sự đỏng đảnh của thị trường này khiến nó vừa có thể là kênh đầu cơ hấp dẫn nhưng cũng rất có thể rơi thẳng , khiến nhà đầu tư ôm vào lỗ nặng.

Theo K. Huyền (Tiền phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video