Chuẩn bị báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu ngân hàng

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Thủ tướng đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án luật...

Chuẩn bị báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu ngân hàng

Theo đó, ngoài những báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách, phòng chống tham nhũng, tội phạm... như mọi kỳ họp trước, tại kỳ họp này có một số nội dung đáng chú ý khác. Như tờ trình của Chính phủ về việc xem xét, quyết định việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.

Bộ Tài chính cũng được giao chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội việc miễn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.

Bộ trưởng Bộ Y tế chuẩn bị các báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, về việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, về việc thực hiện nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phân công chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về kết quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Liên quan đến vấn đề này, số liệu gần đây cho biết tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 937,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó riêng trong năm 2018, đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%.

Theo Nguyên Vũ (Vneconomy)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video