Chủ tịch ngân hàng 0 đồng OceanBank về làm sếp VietinBank

Ngân hàng Công thương (VietinBank) vừa bổ nhiệm ông Đỗ Thanh Sơn làm Phó tổng giám đốc kể từ 11/10 với thời hạn 5 năm.

Đây là việc điều chuyển ông Sơn về lại cơ quan cũ sau thời gian ‘đi sứ’ thực hiện nhiệm vụ tại Ngân hàng OceanBank. OceanBank là ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng, Vietinbank được giao hỗ trợ quản lý điều hành.

Năm 2015, ông Sơn được điều về OceanBank làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Tính đến nay ông Sơn đã thực hiện nhiệm vụ tại OceanBank tronng suốt 7 năm để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu. Trước khi về OceanBank, ông Sơn là Giám đốc Chi nhánh 11 của VietinBank.

ông Đỗ Thanh Sơn.

Cùng sang OceanBank với ông Sơn có nhiều cán bộ cấp trưởng phòng ban nghiệp vụ khác để giúp quản trị, điều hành, tái cơ cấu OceanBank

Một nhân sự khác cùng ra đi từ Vietinbank làm lãnh đạo ở ngân hàng 0 đồng là ông Phạm Huy Thông tới GPBank.

Tháng 7/2015, khi GPBank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, ông Phạm Huy Thông được điều động và bổ nhiệm giữ chức Thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc GPBank.

Trước khi trở thành lãnh đạo GPBank, ông Thông công tác tại VietinBank, đảm nhiệm nhiều vị trí tại nhà băng này như giám đốc chi nhánh thành phố Hà Nội, phó tổng giám đốc ngân hàng. 

Tới tháng 9/2022, ông Thông đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) ngân hàng GPBank.

Có 3 ngân hàng được NHNN mua lại với giá 0 đồn là GPbank, OceanBank và CBBank… Trong đó, Vietinbank được giao hỗ trợ quản trị điều hành GPbank, OceanBank.

Từ đầu 2022, Ngân hàng Nhà nước đã thúc đẩy việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém này theo đề án đã được Bộ Chính trị phê duyệt theo hướng sẽ chuyển giao bắt buộc các ngân hàng 0 đồng cho các TCTD lớn có năng lực tái cơ cấu.

Bước đầu cho thấy: OceanBank sẽ về với MBBank, GPBank chuyển giao cho VPBank.

Cho đến nay con số tài chính các ngân hàng này không được công khai đầy đủ. Tính đến cuối 2019, OceanBank có khoản lỗ luỹ kế hơn 17.900 tỷ đồng. Gần đây, OceanBank đã liên tục giảm lỗ luỹ kế, năm 2021 cũng là năm lỗ thấp nhất từ 2016 đến nay.

Mới đây, tại Nghị quyết 130/NQ-CP Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2022,  Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các kết luận của Bộ Chính trị về phương án xử lý đối với các ngân hàng yếu kém; hoàn thiện phương án xử lý ngân hàng thương mại yếu kém còn lại.

Theo Ngọc Sơn (VietnamFinance)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video