Các ông lớn ngân hàng siết nợ nhiều doanh nghiệp tên tuổi

Một loạt doanh nghiệp tên tuổi lớn trên thị trường bị ngân hàng siết nợ như Tập đoàn Xuân Lãm, Tập đoàn Khải Vy, Công ty Ngọc Linh...

Cuối tháng 12/2021, VietinBank thông báo bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Tập đoàn Xuân Lãm (Tập đoàn Xuân Lãm) để xử lý thu hồi nợ vay. Theo VietinBank, khoản nợ này có giá trị tính đến ngày 30/11 là hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc 20,3 tỷ và nợ lãi 39,7 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là 3 lô đất có tổng diện tích gần 3.700m2 tại tỉnh Quảng Ninh do công ty này sở hữu.

Tập đoàn Xuân Lãm từng được biết đến là một đơn vị sản xuất, kinh doanh đa ngành có tổng tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng đầu tư vào các lĩnh vực vận tải thủy, bộ; kinh doanh cảng thủy nội địa; đầu tư kinh doanh hạ tầng đô thị; dịch vụ thương mại; sản xuất vật liệu xây dựng… Địa bàn hoạt động chính của doanh nghiệp này là ở tỉnh Quảng Ninh.

Cùng với VietinBank, trong tháng 8/2021 và tháng 9, Agribank cũng đã đấu giá toàn bộ khoản nợ hơn 312 tỷ của Tập đoàn Xuân Lãm và chi nhánh công ty tại Chi nhánh Mỹ Đình theo 2 hợp đồng tín dụng được ký vào năm 2013.

Trong năm 2021, BIDV đã liên tục rao bán khoản nợ nghìn tỷ của ''đại gia'' bất động sản Công ty CP Tập đoàn Khải Vy. Ngân hàng này cũng từng nhiều thông báo bán đấu giá khoản nợ 2.500 tỷ của Công ty TNHH Ngọc Linh – một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai khoáng.

Vào tháng 9/2021, BIDV đăng bán đấu giá khoản nợ hơn 670 tỷ của Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang. Công ty cổ phần Đầu tư Thành Quang là chủ đầu tư một số dự án nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó có dự án khu xử lý rác thải huyện Đông Anh (Hà Nội) với công suất xử lý chất thải 500 tấn/ngày.

Ngân hàng này cũng có hơn 10 lần rao bán khoản nợ của công ty CP kiến trúc và xây dựng Archplus. Đây là khoản nợ liên quan tới ông Trương Việt Bình – được biết đến là người sáng lập thương hiệu thời trang NEM.

Trong năm 2021, BIDV và Agribank đã liên tục tổ chức bán đấu giá khoản nợ hàng trăm tỷ của Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông.

Công ty TNHH MTV vận tải Biển Đông tiền thân là Công ty Vận tải Biển Đông và trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tàu vận chuyển container và tàu vận chuyển dầu thành phẩm.

Trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông được điều chuyển nguyên trạng từ Vinashin sang Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) kể từ ngày 1/7/2010.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video