Big Data - “chìa khóa” phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm

Dữ liệu, thông tin vốn được coi là tài sản quý giá và luôn thay đổi theo thời gian. Để có thể phát triển, nhà bảo hiểm cần phải nắm bắt được sự thay đổi này. Xây dựng và phát triển Big Data (dữ liệu lớn) sẽ giúp nhà bảo hiểm thực hiện được điều đó.

[caption id="attachment_116593" align="aligncenter" width="660"] Hạ tầng dữ liệu của Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế.[/caption]

Tại một hội thảo chuyên ngành được tổ chức mới đây, các chuyên gia bảo hiểm nhìn nhận rằng, để thích ứng với nhu cầu mới của khách hàng trong thời đại kỹ thuật số, các doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải cập nhật những xu hướng mới về công nghệ số.

Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, phó tổng giám đốc một công ty bảo hiểm nhân thọ cho rằng, trong tương lai gần, khách hàng không chỉ mua được sản phẩm bảo hiểm trên website của công ty bảo hiểm, mà còn có thể thay đổi các yêu cầu về mức đóng phí, quyền lợi bảo hiểm… qua quy trình online. Khi đó, Big Data sẽ rất cần thiết, bởi sẽ giúp các công ty bảo hiểm cải thiện sản phẩm, cũng như chất lượng dịch vụ của mình.

“Các thông tin về sức khỏe, sinh hoạt, mức sống... của khách hàng thay đổi theo thời gian, nhưng hầu hết nhà bảo hiểm chưa nắm bắt được sự thay đổi này. Bởi vậy, các công ty bảo hiểm cần phải có đầy đủ dữ liệu về khách hàng để khảo sát, phân tích mức độ chịu rủi ro của mỗi khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc, tiếp cận phù hợp. Dữ liệu sẽ trở nên quan trọng hơn khi doanh nghiệp bảo hiểm muốn phát triển các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư”, vị phó tổng giám đốc trên nhìn nhận.

Ông Paul Nguyễn, Tổng giám đốc Aviva Việt Nam cho biết, phát triển Big Data đang là chiến lược mà Aviva đang theo đuổi. Big Data là xu thế chung, song cách thiết kế, vận dụng cơ sở dữ liệu này lại tùy thuộc nhu cầu của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm.

"Thách thức lớn nhất khi phát triển Big Data là việc quản trị dữ liệu. Do đó, doanh nghiệp phải tính toán kỹ ngay từ khi bắt tay xây dựng và thiết kế cơ sở dữ liệu để có thể sử dụng trong một thời gian dài. Một thách thức khác là hạ tầng dữ liệu của Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, khiến các công ty bảo hiểm gặp khó khăn khi vận dụng để phát triển hệ thống dữ liệu của mình", ông Paul Nguyễn phân tích.

Theo các doanh nghiệp bảo hiểm, muốn phát triển Big Data, không chỉ các công ty bảo hiểm, mà ngành bảo hiểm cũng phải cập nhật xu hướng mới, cụ thể là cơ chế  quản lý cần phải thay đổi để bắt kịp thời đại số hóa.

Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam sớm phối hợp xây dựng một hệ thống dữ liệu chung để các nhà bảo hiểm có thể kết nối với các trung tâm y tế, bệnh viện..., trên cơ sở đó cùng nhau chia sẻ dữ liệu nhằm giúp nhà bảo hiểm dễ dàng hơn trong việc thẩm định hồ sơ khách hàng, phê duyệt bồi thường, cũng như giảm thiểu những tranh chấp...

Về phía cơ quan quản lý, ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho rằng, cùng với việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thực trạng áp dụng bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm y tế, phân tích kinh nghiệm từ quốc tế để có giải pháp áp dụng tại Việt Nam...

"Đây là cơ sở để cơ quan quản lý đưa ra các chính sách quản lý phù hợp, đảm bảo thị trường bảo hiểm vừa phát triển theo định hướng, chủ trương của Nhà nước, vừa bắt kịp với đà phát triển của thế giới…", ông Khánh nhấn mạnh.

Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm, trong năm 2019 các cơ quan quản lý sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp cho toàn thị trường bảo hiểm nói chung, từng lĩnh vực bảo hiểm nói riêng.  Dự kiến, trong quý I/2019, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm, đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quản lý trên cơ sở rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường tính chủ động và chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh…  Được biết, các cơ quan chức năng chuẩn bị đưa ra quy định mới về thương mại điện tử, trong đó hướng dẫn cụ thể  về thực hiện chữ ký điện từ trong hồ sơ bảo hiểm. Việc chính thức công nhận chữ ký điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bán bảo hiểm online và phê duyệt hồ sơ online.

Theo Gia Linh ĐTCK

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video