BIDV ''thay áo'' mới sau 30 năm

Từ ngày 26/04/2022, BIDV đưa vào sử dụng nhận diện thương hiệu mới. Đây là lần đầu tiên ngân hàng thay đổi logo kể từ năm 1992.

BIDV ''thay áo'' mới sau 30 năm

Theo đó, ngân hàng vẫn tiếp tục giữ tên viết tắt BIDV và tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tuy nhiên, thiết kế logo và màu sắc thương hiệu có sự điều chỉnh so với nhận diện cũ.

Cụ thể, cụm chữ "BIDV" được tinh chỉnh mềm mại và uyển chuyển. Chữ V được cách điệu từ góc cánh sao, liên kết phần chữ và phần biểu tượng thành một thể thống nhất, hài hòa.

Biểu tượng mới của thương hiệu BIDV là hình ảnh ngôi sao và hoa mai được kết hợp sáng tạo. Hình ảnh ngôi sao là trung tâm được truyền cảm hứng từ Quốc kỳ Việt Nam song được cách điệu với những đường nét viền mở và chuyển động.  

BIDV thay áo mới sau 30 năm - Ảnh 1.

BIDV thay đổi nhận diện thương hiệu mới. (Nguồn: BIDV).

Ngân hàng cho biết đây cũng là cách thể hiện sự dịch chuyển của BIDV, tinh thần đổi mới phát triển trong thời đại số của Ngân hàng hướng tới sự thân thiện, hiện đại, lấy khách hàng - nguồn nhân lực - chuyển đổi số là trụ cột phát triển, luôn vận động vươn lên.

Màu sắc thương hiệu chủ đạo của BIDV là màu Xanh ngọc lục bảo (một trong tứ đại ngọc quý) được kết tinh hàng triệu năm, màu Xanh tượng trưng cho sự sống, trường tồn và khát vọng phát triển bền vững của BIDV. Màu bổ trợ là màu Vàng hoa mai tạo diện mạo tươi mới, năng động, nhiệt huyết. Màu vàng cũng là màu sắc thể hiện bản sắc nghề tài chính ngân hàng. 

Theo BIDV, việc điều chỉnh nhận diện thương hiệu mới là bước đi nằm trong chiến lược của BIDV nhằm đem đến một hình ảnh ngân hàng năng động, thân thiện luôn sẵn sàng với sứ mệnh mang lại tiện ích và lợi ích cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội. 

Quá trình chuyển đổi nhận diện thương hiệu của BIDV được xác định theo lộ trình đến năm 2025. Theo đó, BIDV sẽ không chuyển đổi đồng loạt mà thực hiện dần dần theo nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của ngân hàng.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video