Bắt giữ vợ cán bộ công an lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Vợ cán bộ công an ở Thừa Thiên - Huế lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng đã bị bắt giữ.

Về vụ vợ công an bị tố chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, ngày 22/10, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Trần Thị Như Ý (SN 1985, hộ khẩu thường trú 9/8/149 Trần Phú, phường Phước Vĩnh, TP.Huế; chỗ ở 167 Trần Phú, phường Phước Vĩnh) về hành vi chiếm đoạt tài sản. 

bat giu vo can bo cong an lua dao hang chuc ty dong hinh anh 1

Chân dung Trần Thị Như Ý.

Theo hồ sơ vụ án, thời gian qua, nhiều người dân ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng loạt viết đơn tố cáo bà  Ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền rất lớn. Sau khi nhận đơn tố cáo của các nạn nhân, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc xác minh, làm rõ.

Bước đầu, cơ quan công an xác định, từ cuối năm 2017 đến giữa năm 2019, Ý đã vay mượn của nhiều người trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng. Sau đó, do không có khả năng trả tiền, Ý bỏ trốn khỏi địa phương. Sau một thời gian ra thông báo truy tìm Trần Thị Như Ý, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bắt được Ý. 

Như Dân Việt đã thông tin, trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế làm việc với nhiều người dân gửi đơn tố giác bà Ý chiếm đoạt số tiền rất lớn. Nhiều người đứng đơn tố giác bà Ý cho hay, sở dĩ họ sử dụng tiền của mình và huy động số tiền lớn từ nhiều người để đưa cho bà Ý vay một phần là do bà này có chồng là ông Lê Hoàng Linh công tác tại một phòng thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Chị T.T.M.M (trú đường Chế Lan Viên, phường Trường An, TP.Huế) cho biết, từ tháng 2 đến cuối tháng 6/2019, chị đã dùng tiền của mình và vay mượn nhiều người thân đưa cho bà Ý tổng cộng hơn 14,3 tỷ đồng. Khi vay tiền từ chị M, bà Ý nói do đầu tư vào bất động sản nên bà này cần rất nhiều tiền. Bà Ý hứa trả lãi suất cho chị M theo tỷ lệ vay 1 tỷ đồng được nhận lãi 70 triệu đồng/tháng.

bat giu vo can bo cong an lua dao hang chuc ty dong hinh anh 2

Các nạn nhân viết đơn tố giác Trần Thị Như Ý chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. 

Chị M kể, khi nghe bà Ý đưa ra mức trả lãi “khủng”, chị nghĩ kinh doanh bất động sản khó có thể sinh lợi lớn đến vậy nên nghi ngờ. Đọc được suy nghĩ của chị M, bà Ý lập tức tung tin, sở dĩ bà làm ăn phát đạt là do được… “bề trên phù hộ độ trì”. 

“Bà Ý nói do thấy tôi hiền lành nên muốn giúp tôi làm giàu. Bà ấy còn bảo chỉ muốn chia sẻ “lộc bề trên” với riêng một mình tôi nên tôi không được kể chuyện cho bà ấy vay tiền với bất kỳ ai. Tôi tin bà Ý tốt với mình, hơn nữa bà này có chồng là cán bộ công an, nên tôi mới dồn tiền đưa cho bà ấy mà không kể với ai”, chị M kể.

Những người khác tố cáo bà Ý chiếm đoạt tài sản cũng kể "chiêu" bà này áp dụng để vay tiền và bưng bít thông tin vay mượn tương tự như trên. Chị L.T.K.M (trú phường An Đông, TP.Huế) cho biết, từ tháng 3 đến tháng 5/2019, chị đưa cho bà Ý vay số tiền 1,2 tỷ đồng, sau khi bà này nói mình chuẩn bị mở đại lý độc quyền nhiều mặt hàng và được chiết khấu % rất cao.

“Ngoài khoe được bề trên phù trợ, bà Ý nói chỉ tin tưởng một mình tôi nên huy động tiền từ tôi để làm ăn và cũng là để giúp tôi làm giàu. Bà Ý khẳng định ngoài tôi, bà ấy không muốn giúp ai khác nên đề nghị tôi không kể chuyện vay mượn với ai. Tôi tin nên làm theo lời bà Ý”, chị K.M kể.

Theo những người đứng đơn tố cáo, sau khi đưa cho bà Ý vay số tiền lớn rồi không được trả lại, vào ngày 5/7, họ tìm đến nhà bà Ý thì chứng kiến có rất nhiều người khác đến bao vây ngôi nhà bà này để đòi nợ. Lúc này, mọi người mới ngã ngửa khi biết bà Ý không phải vay mượn tiền một người mà vay mượn hàng loạt với số tiền rất lớn rồi không trả. 

Theo Dân Việt

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video