Bất chấp sự cạnh tranh cực mạnh của Vietlott, lợi nhuận công ty xổ số lớn nhất nước vẫn tăng mạnh

XSKT TP.HCM đạt lãi sau thuế 198 tỷ đồng quý 3 năm 2016, tăng 29% so với quý 3/2015. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, XSKT TP.HCM đạt 622 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 15% so với 9 tháng năm 2015.

[caption id="attachment_40908" align="aligncenter" width="660"]Xổ số truyền thống lâu nay tồn tại quen thuộc với người Việt với hình ảnh những người bán vé số dạo kiếm ăn qua ngày Xổ số truyền thống lâu nay tồn tại quen thuộc với người Việt với hình ảnh những người bán vé số dạo kiếm ăn qua ngày[/caption]

Công ty TNHH Một thành viên xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2016.

Doanh thu riêng quý 3 đạt 1.559 tỷ đồng doanh thu trong đó giảm trù gần 200 tỷ doanh thu còn 1.360 tỷ đồng doanh thu thuần. Mức doanh thu thuần này tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu thuần của công ty đạt 4140 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.

Sau khi trừ chi phí kinh doanh 1.100 tỷ đồng, XSKT TP.HCM đạt lãi gộp 260 tỷ đồng. XSKT TP.HCM đạt lãi sau thuế 198 tỷ đồng quý 3 năm 2016, tăng 29% so với quý 3/2015. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, XSKT TP.HCM đạt 622 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 15% so với 9 tháng năm 2015.

Vietlott bắt đầu phát hành xổ số kiểu Mỹ kể từ 18/7/2016. Việc có người đầu tiên may mắn trúng thưởng khoản tiền lớn 92 tỷ đồng hồi giữa tháng 10 đã khiến nhiều người biết đến loại xổ số này. Sự hấp dẫn của xổ số kiểu Mỹ xuất phát từ giải thưởng Jackpot tích lũy mà người may mắn trúng thưởng có thể được hưởng khoản tiền rất cao.

Chính nhờ đánh vào tâm lý mong muốn có một giải thưởng cực lớn với người chơi xổ số, Vietlott đã nhanh chóng có được nhiều người quan tâm và chơi. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của Vietlott và "cơn bão" điện toán, các công ty xổ số kiến thiết đang tìm cách hòa nhập với sân chơi có thưởng lớn và nâng giá trị của giải đặc biệt từ 1,5 tỷ đồng lên 2 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video