Bảo hiểm Lào Việt có chủ tịch hội đồng quản trị mới

Ngày 11/11, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) đã tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 19 tại Quy Nhơn, Bình Định nhằm đánh giá kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2016, thông qua định hướng, trọng tâm công tác 02 tháng cuối năm và giới thiệu Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới.

Theo đó, nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị của LVI, các bên liên doanh đã thống nhất giới thiệu và bầu ông Trần Hoài An, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), chính thức giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị LVI thay thế cho Ông Trần Lục Lang (Phó Tổng Giám đốc BIDV, Chủ tịch HĐQT BIC) kể từ ngày 12/11/2016. Với kinh nghiệm nhiều năm ở vị trí quản lý, điều hành BIC, ông Trần Hoài An sẽ giúp LVI nâng cao năng lực quản trị, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại thị trường bảo hiểm Lào.

[caption id="attachment_41181" align="aligncenter" width="700"]Ông Trần Hoài An, UV HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIC, chính thức giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị LVI từ ngày 12/11/2016 Ông Trần Hoài An (người cầm hoa), UV HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIC, chính thức giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị LVI từ ngày 12/11/2016.[/caption]

Do nền kinh tế Lào gặp nhiều khó khăn nên trong 10 tháng đầu năm 2016, các chỉ tiêu kinh doanh chính của LVI cũng bị ảnh hưởng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 7,5 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt 1,1 triệu USD. Trong 02 tháng cuối năm, LVI sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp then chốt trong quản trị điều hành để hoàn thành cao nhất mục tiêu kế hoạch kinh doanh 2016.

Ngọc Lan

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video